Chư Pưh: Nhiều bể bơi trong trường học hư hỏng gây lãng phí ngân sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2018 và 2020, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đầu tư xây dựng 7 bể bơi thông minh tại các trường tiểu học và THCS với kinh phí hơn 4,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong số này có 3 bể bơi hoạt động chưa thật sự hiệu quả, thậm chí có bể bơi chưa sử dụng ngày nào đã bị hư hỏng, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư của Nhà nước.

Hầu hết các bể bơi có diện tích từ 150 đến 300 m² với các trang-thiết bị cần thiết như: máy lọc nước, máy bơm nước, giếng khoan, mái che, phòng thay đồ để phục vụ nhu cầu học bơi của học sinh. Được biết, mỗi năm, huyện Chư Pưh còn hỗ trợ thêm 20 triệu đồng/bể bơi để mua dung dịch vệ sinh, trả tiền điện, nước. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, một số bể bơi đã bị xuống cấp. Nguyên nhân là do mưa bão gây hư hại, một phần là thiếu kinh phí để duy trì hoạt động, nhân lực vận hành nên các thiết bị không được kiểm tra và sửa chữa thường xuyên khiến nhiều bể bơi chưa sử dụng đúng với mục đích ban đầu, gây lãng phí.

Bể bơi tại Trường Tiểu học Anh Hùng Núp (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chưa sử dụng ngày nào nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: M.N

Bể bơi tại Trường Tiểu học Anh Hùng Núp (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chưa sử dụng ngày nào nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: M.N

Đơn cử, bể bơi tại Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (thị trấn Nhơn Hòa) chỉ hoạt động được một thời gian ngắn rồi ngừng từ năm 2018 đến nay do thiếu kinh phí duy trì. Hiện bể bơi này chỉ còn là nơi tích tụ nước mưa. Anh Nguyễn Bá Thành-phụ huynh học sinh-nói: “Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân có bể bơi nhưng không hoạt động. Vì vậy, các cháu nhỏ đến bây giờ cũng chưa được học kỹ năng bơi. Tôi thấy tiếc vì số tiền đầu tư lớn nhưng bể bơi chưa sử dụng đúng với mục đích ban đầu đưa ra”.

Tương tự, bể bơi tại Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Blứ) được đầu tư với nguồn kinh phí hơn 780 triệu đồng. Do bị gió làm hư phần mái che khiến cho việc học bơi của học sinh bị tạm dừng từ nhiều tháng nay để chờ huyện bố trí kinh phí sửa chữa. Đối với Trường Tiểu học Anh Hùng Núp (xã Ia Hrú) thì năm 2018 đã được đầu tư hơn 440 triệu đồng để xây dựng bể bơi. Thế nhưng, chưa hoạt động ngày nào thì bị bão số 9 làm hư hỏng phần mái che và bị bỏ mặc cho nắng mưa gần 5 năm nay. Theo ghi nhận của P.V, bên ngoài thì cỏ dại, dây leo bò tràn lan; bên trong bể bơi nước đã chuyển sang màu xanh rêu trở thành nơi trú ngụ của ếch nhái, nòng nọc và muỗi.

Ông Nguyễn Văn Thuận-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Anh Hùng Núp-cho biết: Ông về nhận công tác vào năm 2021. Lúc này, bể bơi đã bị hư hỏng. Qua nắm thông tin, phần mái che bị hư hỏng là do bão số 9 năm 2019 gây ra. Từ năm 2022, nhà trường đã xin kinh phí để bố trí sửa chữa. Mới đây, huyện mới có quyết định cấp 270 triệu đồng để sửa bể bơi, nhà vệ sinh và phòng học. Tuy nhiên, ông Thuận cũng nêu băn khoăn: Bể bơi bị bỏ ngoài trời nhiều năm nay, một số hạng mục đã xuống cấp. Chính vì vậy, nếu sửa phần mái che thì phần bạt quanh hồ bơi bị bục rách thì càng lãng phí hơn.

Theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Anh Hùng Núp: “Để sửa chữa tất cả hạng mục trên thì phần kinh phí này không đủ. Chính vì vậy, đơn vị thi công đang xin ý kiến ưu tiên kinh phí để sửa lại bể bơi. Tôi mong sau khi sửa chữa bể bơi thì huyện cũng cần xem xét bổ sung giáo viên chuyên môn để tổ chức việc dạy bơi cho học sinh. Vì hiện tại, giáo viên thể dục của nhà trường (được cấp chứng chỉ dạy bơi) đã dạy trên lớp đủ số tiết theo quy định nếu tăng cường dạy bơi thì phải trả thêm tiền ngoài giờ”.

Đầu tư hơn 440 triệu đồng nhưng bể bơi tại Trường Tiểu học Anh Hùng Núp (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chưa hoạt động đã bị xuống cấp, bỏ hoang gần 5 năm nay. Ảnh: Minh Nguyễn

Đầu tư hơn 440 triệu đồng nhưng bể bơi tại Trường Tiểu học Anh Hùng Núp (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chưa hoạt động đã bị xuống cấp, bỏ hoang gần 5 năm nay. Ảnh: Minh Nguyễn

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Anh-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện-cho biết: Huyện đã bố trí cấp kinh phí cho các trường để sửa chữa bể bơi hư hỏng, chậm nhất là đến cuối năm, các bể bơi này sẽ hoạt động trở lại. Ngoài Trường Tiểu học Anh Hùng Núp, huyện cũng cấp kinh phí cho Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân 125 triệu đồng, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh 45 triệu đồng để sửa chữa các phần hư hỏng của bể bơi.

Lý giải về việc các bể bơi bị hư hỏng trong thời gian dài nhưng chậm khắc phục, ông Nguyễn Văn Anh cho rằng, ngoài nguyên nhân do tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, một phần là do các trường không có kinh phí sửa chữa phải đề xuất xin nguồn từ huyện dẫn đến việc chậm khắc phục sửa chữa. “Ngoài kinh phí hỗ trợ của huyện mỗi năm 20 triệu đồng để duy trì hoạt động bể bơi thì các trường cần tiếp tục xã hội hóa thêm phần chi phí bảo dưỡng, thay nước, hóa chất, công người phục vụ, hướng dẫn bơi. Còn về công tác chuyên môn, các giáo viên thể dục, hướng dẫn bơi tại các trường đã được tập huấn cấp chứng chỉ tổ chức các hoạt động bơi cho các em học sinh”-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pưh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

(GLO)- Để phòng ngừa cháy nổ, các trường THPT trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư lắp đặt thiết bị, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định và tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra cho đội ngũ giáo viên và học sinh.

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.