Chư Pưh đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như đảm bảo chất lượng công trình. Đến nay, các công trình đạt 83% khối lượng, tỷ lệ giải ngân hơn 50% so với kế hoạch vốn.
Năm 2022, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Pưh được giao hơn 40,1 tỷ đồng để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở trên địa bàn. Trong đó, nguồn vốn cân đối theo tiêu chí tỉnh quyết định đầu tư là 10,23 tỷ đồng; vốn tỉnh phân cấp 14,94 tỷ đồng; nguồn tiền sử dụng đất huyện hơn 4,3 tỷ đồng; nguồn kiến thiết thị chính, tồn quỹ ngân sách, tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi dự toán hàng năm và các nguồn hợp pháp khác là 6,2 tỷ đồng. Đến nay, Ban đã triển khai thực hiện 12 công trình xây dựng cơ bản, trong đó có 9 công trình khởi công mới, 3 công trình chuyển tiếp từ năm 2021.
Trong quá trình triển khai, nhiều yếu tố tác động không nhỏ đến tiến độ thực hiện các dự án như: giá vật liệu xây dựng từ đầu năm đến nay tăng hơn 30% so với dự toán dẫn đến nhiều nhà thầu có tâm lý chờ giá giảm mới triển khai thi công; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do cơn sốt của thị trường bất động sản… Ngoài ra, theo quy định mới thì chủ đầu tư chỉ được tạm ứng 30% so với dự toán cho các nhà thầu dẫn đến một số đơn vị chậm triển khai do thiếu vốn. Cùng với đó, mùa mưa đến sớm hơn so với mọi năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công, nhất là các công trình đường giao thông. Ông Lê Văn Thạch-Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện-cho biết: Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng Ban đã chủ động làm việc, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. Đồng thời, Ban thường xuyên theo dõi, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng các công trình cũng như kịp thời giải ngân vốn cho nhà thầu. Nhờ đó đến nay, các công trình đạt 83% khối lượng, tỷ lệ giải ngân hơn 50% so với kế hoạch vốn.
Công trình các phòng học chức năng của Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) sẽ hoàn thành trong tháng 11-2022. Ảnh: Q.T
Công trình phòng học chức năng của Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) sẽ hoàn thành trong tháng 11-2022. Ảnh: Quang Tấn
Năm nay, UBND huyện Chư Pưh đầu tư xây dựng các công trình trường học gồm: Trường THCS Lý Thường Kiệt (xã Ia Phang), Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Ia Hla), Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành (xã Ia Dreng). Các công trình này đã hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm học mới. Còn Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Hrú) có tổng mức đầu tư 4 tỷ đồng do Công ty TNHH một thành viên Tấn Vĩ (tỉnh Kon Tum) thi công đến nay đã đạt trên 96% khối lượng. Ông Lê Hùng Cường-Đội trưởng đội thi công-cho hay: “Năm nay, mùa mưa đến sớm nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Tuy nhiên, chúng tôi huy động nhân lực, vật lực để đẩy nhanh tiến độ. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng kịp thời giải ngân vốn. Theo đó, đến nay, công trình đạt trên 96% khối lượng, dự kiến trong tháng 11-2022 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng”.
Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Pưh, một trong những dự án trọng điểm của huyện là đường tránh phía Đông thị trấn Nhơn Hòa. Dự án có tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng, chiều dài tuyến đường khoảng 6,6 km, qua địa bàn 2 xã Ia Hrú và Ia Phang, thời gian thi công trong 2 năm (2022-2023). Tuy nhiên, dự án này gặp nhiều khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Khi triển khai thi công, có một số diện tích đất, cây cối và vật kiến trúc của 140 hộ dân bị ảnh hưởng. Đến thời điểm này, chính quyền địa phương chỉ mới đền bù, giải phóng mặt bằng được khoảng 50%. Nguyên nhân chính là do cơn sốt thị trường bất động sản khiến giá đất lên cao dẫn đến nhiều hộ dân không đồng thuận với mức giá đền bù theo quy định.
Tổ công tác đền bù giải phóng mặt bằng huyện Chư Pưh tuyên truyền, vận động người dân xã Ia Phang bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Ảnh: Phạm Ngọc
Tổ công tác đền bù giải phóng mặt bằng huyện Chư Pưh tuyên truyền, vận động người dân xã Ia Phang bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Ảnh: Phạm Ngọc
“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn tập trung tuyên truyền, vận động người dân bàn giao mặt bằng để đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đường tránh phía Đông thị trấn Nhơn Hòa. Đồng thời, làm việc với các đơn vị nhà thầu để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Chúng tôi sẽ cử cán bộ thường xuyên kiểm tra chất lượng công trình cũng như đôn đốc các nhà thầu tranh thủ thời tiết thuận lợi, huy động máy móc, nhân lực đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Ban cũng đề nghị UBND huyện chỉ đạo các cơ quan liên quan nhanh chóng hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục tiến hành đấu giá đất để có vốn bố trí cho các công trình sử dụng nguồn thu từ tiền sử dụng đất”-ông Thạch cho biết thêm.
PHẠM NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.