Chư Pưh đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) và các nguồn vốn lồng ghép khác, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn giúp người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa thuận lợi.
Tuyến đường làng Bê Tel (xã Ia Rong) từ quốc lộ 14 đi vào khu vực sản xuất của người dân những năm trước vốn là đường đất rộng khoảng 3 m, mùa mưa thì lầy lội còn mùa nắng thì bụi bặm. Vì vậy, việc đi lại và vận chuyển nông sản của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Trước thực tế đó, cuối năm 2019, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, huyện đã đầu tư bê tông hóa tuyến đường này để giúp người dân trong làng và những hộ có đất sản xuất đi lại thuận tiện hơn.
Ông Rmah Luên (làng Bê Tel, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh) bên con đường được bê tông hóa chạy qua nhà. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Rmah Luên (làng Bê Tel, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh) bên con đường được bê tông hóa chạy qua làng. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ông Rmah Luên (làng Bê Tel) phấn khởi cho biết: “Được sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân dọc hai bên đường tự nguyện hiến đất lùi hàng rào mỗi bên thêm 0,5 m để con đường thêm thẳng, rộng rãi, thuận lợi trong việc lưu thông và vận chuyển nông sản ra quốc lộ 14. Đây là bước tạo đà để bà con phát triển sản xuất, không lo bị thương lái ép giá nông sản nữa”.

Theo tổng hợp của Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Chư Pưh, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM và các nguồn vốn lồng ghép khác, trong năm 2020, huyện đã đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở các xã giúp người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa; đồng thời, từng bước hoàn thiện tiêu chí giao thông trong chương trình xây dựng NTM ở 8 xã của huyện.
Đến nay, hệ thống đường giao thông từ các xã về trung tâm huyện đã được cứng hóa hoặc bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn và liên thôn được cứng hóa đạt trên 70%; tỷ lệ cứng hóa đường làng sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt trên 50%; đường trục chính nội đồng được cứng hóa đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận lợi quanh năm đạt khoảng 70%... Đặc biệt, 7/8 xã đã đạt tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM.
Thi công nâng cấp đường liên xã Ia Hrú-Ia Dreng-Ia Hla. Ảnh: Nguyễn Diệp
Thi công nâng cấp đường liên xã Ia Hrú-Ia Dreng-Ia Hla. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ông Nguyễn Tuấn Hiệp-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Chư Pưh-cho biết: Đến nay, nhiều tuyến đường đã được hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương ngày càng phát triển. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, tỷ lệ người dân tham gia đóng góp còn ít bởi điều kiện kinh tế khó khăn. Đặc biệt, do địa hình phức tạp nên chi phí đầu tư cao.

“Kết quả đạt được trong những năm qua tạo tiền đề để huyện tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn ở các xã. Riêng trong năm 2021, huyện dự kiến đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng và duy tu, sửa chữa khoảng 46 công trình từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM với tổng kinh phí trên 36 tỷ đồng”-ông Hiệp thông tin thêm.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.