Chư Pưh chủ động phòng-chống hạn vụ Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để duy trì nguồn nước tưới từ nay đến cuối vụ Đông Xuân 2020-2021, UBND huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng phương án phòng-chống hạn cụ thể cho từng vùng, từng cánh đồng.
Trên cơ sở dự báo về diễn biến thời tiết và lịch thời vụ xuống giống cây trồng vụ Đông Xuân 2020-2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh phối hợp cùng các xã, thị trấn tập trung khảo sát những cánh đồng có khả năng bị hạn vào giai đoạn giữa và cuối vụ. Theo đó, toàn huyện có khoảng 79 ha có khả năng bị hạn vào giai đoạn giữa và cuối vụ ở các cánh đồng: Ia Rong và Ia Blang (xã Ia Rong), Ia Pal, Ia Met (xã Ia Hrú), Plei Djriêk, Plei Hai Dong I và II (thị trấn Nhơn Hòa), Plei Thơ Ga, Ia Chăm (xã Chư Don), Ia Zô (xã  Ia Phang) và cánh đồng đập tưới Ia Hlốp (xã Ia Blứ).
Với diện tích này, Phòng hướng dẫn nông dân sử dụng nguồn nước tưới hợp lý để tránh thiệt hại cho cây trồng. Đến nay, toàn huyện đã gieo trồng được 1.648 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 700 ha lúa nước.
Ông Thal (xã Chư Don, huyện Chư Pưh) bên mương nước tưới dẫn vào ruộng. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Thal (xã Chư Don, huyện Chư Pưh) bên mương nước tưới dẫn vào ruộng. Ảnh: Nguyễn Diệp
Những năm qua, cánh đồng Plei Thơ Ga (xã Chư Don) thường xuyên bị hạn vào giữa và cuối vụ Đông Xuân. Ông Siu An Hut cho biết: “Tôi có 4 sào lúa nước trên cánh đồng Plei Thơ Ga. Cứ đến tháng 3, nắng nóng kéo dài nên nguồn nước tưới cạn kiệt dẫn đến hạn hán gây thiệt hại cho bà con. Vụ Đông Xuân này, mọi thứ đang có chiều hướng tốt hơn khi lượng nước tưới từ công trình đập dâng Plei Thơ Ga về ruộng đang dồi dào. Hiện nay, cây lúa đã được hơn 2 tháng, đang phát triển tốt. Hy vọng từ nay đến lúc thu hoạch, nguồn nước vẫn duy trì như thế này để lúa đạt năng suất cao”.
Huyện Chư Pưh có 47 công trình phục vụ nước tưới cho cây trồng vụ Đông Xuân, trong đó có 9 công trình đập kiên cố, 16 đập tạm giữ nước và 22 công trình nước mạch, giọt nước.

Tương tự, ông Thal (làng Plei Thơ Ga A) nói: Gần 3 sào lúa nước của tôi trên cánh đồng Ia Chăm đang phát triển tốt nhờ nguồn nước tưới dồi dào. Những năm trước, đến thời điểm này đã lo hạn. Tuy nhiên, đến nay, việc điều tiết của tổ thủy nông hợp lý nên giảm tình trạng tranh chấp nguồn nước tưới. Bà con mong công trình thủy lợi hồ chứa nước Plei Thơ Ga sớm hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng nguồn nước tưới quanh năm để người dân sản xuất 2-3 vụ lúa/năm mà không còn lo thiếu nước tưới nữa.

Để giảm thiệt hại do hạn hán gây ra trong vụ Đông Xuân 2020-2021, từ đầu tháng 2 đến nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh đã tiến hành khảo sát mực nước tại các con suối, công trình đập tạm, ao hồ, giếng đào và khu vực tích nước. Trên cơ sở đó, Phòng sẽ triển khai các giải pháp phòng-chống hạn cuối vụ.
Ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh-cho biết: “Đến thời điểm này, lượng nước trên các con suối, ao hồ cao hơn cùng kỳ năm ngoái 0,2-0,6 cm; các mạch nước rỉ vẫn đang còn nước tưới; lượng nước tại các ao, hồ và giếng đào đều cao hơn trung bình trong 2 năm trở lại đây. Tuy vậy, huyện đang triển khai quyết liệt các giải pháp phòng-chống hạn để giảm thiểu thiệt hại cho nông dân”.
Thi công các hạng mục công trình thủy lợi Plei Thơ Ga (xã Chư Don, huyện Chư Pưh). Ảnh: Nguyễn Diệp
Thi công các hạng mục công trình thủy lợi Plei Thơ Ga (xã Chư Don, huyện Chư Pưh). Ảnh: Nguyễn Diệp
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Minh Tứ-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh-cho hay: Để duy trì nguồn nước tưới từ nay đến cuối vụ Đông Xuân 2020-2021, UBND huyện đã xây dựng phương án phòng-chống hạn cụ thể cho từng vùng, từng cánh đồng. Theo đó, UBND huyện chỉ đạo các xã tổ chức ra quân nạo vét kênh mương thủy lợi nội đồng; phối hợp với Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê-Chư Pưh trong việc điều tiết nước từ hồ Ia Ring (huyện Chư Sê) bổ sung nguồn nước tưới cho các công trình đập dâng nằm trên suối Ia Hlốp để tưới các cánh đồng Ia Rong, Ia Hrú, Chư Don và Ia Blứ…
Đặc biệt, sau khi công trình hồ chứa nước Plei Thơ Ga chặn dòng, đến thời điểm này có khoảng 1,5 triệu m3 nước có thể điều tiết cho 2 công trình đập dâng Plei Thơ Ga (xã Chư Don) và Ia Hlốp (xã Ia Blứ) đảm bảo nước tưới từ nay đến cuối vụ… Với những giải pháp này, chúng tôi hy vọng sẽ đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng vụ Đông Xuân.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.