Chư Prông tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với định hướng xây dựng môi trường đầu tư “An toàn-thân thiện-hấp dẫn”, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã có nhiều nỗ lực trong cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp.

Huyện Chư Prông có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Trong đó, khu vực phía Bắc và phía Đông huyện có khí hậu mát mẻ, phù hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế cao như: hồ tiêu, cà phê; còn phía Tây và Nam có nhiệt độ cao hơn, thích hợp để trồng điều và các loại cây ăn quả. Huyện còn sở hữu nguồn lao động dồi dào với 60% dân số (khoảng 130.000 người) trong độ tuổi lao động và 40% trong số này đã qua đào tạo nghề. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện ngày càng thuận lợi khi các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên xã quan trọng, có tính liên kết vùng như: quốc lộ 19, tỉnh lộ 665, 663, đường liên xã Ia Ga-Ia Lâu… được nâng cấp, đầu tư, cải tạo. Trên địa bàn huyện còn có công trình thủy lợi Ia Mơr với khả năng cung cấp nước tưới cho 8.500 ha cây trồng; nhiều hồ đập như Ia Lốp, Bàu Cạn... thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là các dự án nông nghiệp công nghệ cao.

 Huyện Chư Prông đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Ảnh: Hà Duy
Huyện Chư Prông đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Ảnh: Hà Duy



Chính bởi những điều kiện thuận lợi ấy mà công tác thu hút đầu tư vào huyện đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Hiện trên địa bàn huyện có 107 dự án với tổng vốn đăng ký gần 105.700 tỷ đồng. Trong đó, 26 dự án đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 8.700 tỷ đồng; 19 dự án được UBND tỉnh đồng ý chủ trương khảo sát, nghiên cứu, đề xuất dự án và đang hoàn tất các thủ tục để được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng số đăng ký trên 2.400 tỷ đồng; 62 dự án đang được nhà đầu tư quan tâm, khảo sát để lập thủ tục đầu tư với tổng số vốn dự kiến trên 91.500 tỷ đồng.

Để có được kết quả đó, huyện luôn xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, nhất là tạo môi trường thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh nhằm thu hút đầu tư. Tại hội nghị gặp mặt, tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp và hợp tác xã tổ chức mới đây, Chủ tịch UBND huyện Vũ Đình Hạnh khẳng định: “Đổi mới tư duy, nhận thức về môi trường đầu tư kinh doanh cần phải có sự vào cuộc và hành động của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân. Huyện đã tập trung làm tốt công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách các thủ tục hành chính để cải thiện môi trường cạnh tranh; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào đầu tư kết cấu hạ tầng; triển khai các cơ chế chính sách nhằm huy động và kết hợp các nguồn lực quan tâm phát triển nguồn nhân lực, yếu tố quyết định sự phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư phải đi đôi với cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh”.

Bên cạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, huyện cũng tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đổi mới phương pháp làm việc, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và đội ngũ cán bộ trong thực thi công vụ. Đồng thời, huyện huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, quyết liệt thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn; tập trung nguồn lực đầu tư các dự án giao thông, chỉnh trang đô thị, hoàn thành các quy hoạch quan trọng, quy hoạch phân khu theo đúng lộ trình... để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Bí thư Huyện ủy Đinh Văn Dũng chia sẻ: “Huyện đã và đang tập trung cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh hơn, phù hợp với thị trường, xu thế hội nhập quốc tế; thay đổi từ tư duy, cách tiếp cận, tổ chức thu hút, góp phần thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào huyện một cách tích cực, hài hòa, hợp lý, khoa học và hiệu quả. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả của các sở, ngành, sự quan tâm của các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp cùng với sự quyết tâm chính trị cao nhất của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, Chư Prông sẽ là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư không chỉ trong hiện tại mà còn hấp dẫn hơn nữa trong thời gian tới”.

Là một doanh nghiệp đến từ Hải Dương đang khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Gia Lai, ông Trần Anh Tú-Giám đốc Công ty TNHH Tiến Phong-chia sẻ: “Qua giới thiệu của một số doanh nghiệp bạn bè đã từng đầu tư tại Gia Lai, tôi đang bắt đầu tìm hiểu các cơ hội đầu tư tại Chư Prông. Tôi hy vọng doanh nghiệp sẽ “bén duyên” với Chư Prông nhờ sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương”.

 

HÀ DUY

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.