Chư Prông: Liên kết chăn nuôi dê mang lại hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Được thành lập tháng 10-2020, Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê xã Ia Boòng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) giúp thành viên chia sẻ kinh nghiệm và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

 Anh Phạm Văn Biên (làng Sơr) chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: Anh Huy
Anh Phạm Văn Biên (làng Sơr) chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: Anh Huy

Ôm bó cỏ voi thật to, anh Phạm Văn Biên (làng Sơr) cho vào trong chiếc máy cắt, chỉ vài phút sau, cỏ đã được xắt nhỏ. Anh xúc từng chậu đổ vào 3 chiếc máng nhôm dài ở phía trước chuồng để đàn dê dễ dàng tới ăn. Theo anh Biên, xắt nhỏ cỏ vừa tiết kiệm nguồn thức ăn, vừa giữ chuồng trại luôn sạch sẽ để phòng bệnh cho đàn dê, đồng thời khi ăn dê cũng không bị rát miệng.

Ban đầu, anh Biên chỉ nuôi thử nghiệm vài con dê. Về sau thấy con vật dễ nuôi, sinh sản nhanh, giá bán lại cao nên anh quyết định chặt bỏ 100 cây cà phê kém năng suất để tạo mặt bằng và đầu tư 60 triệu đồng xây dựng chuồng trại chăn nuôi kiên cố.

Từ kinh nghiệm của các hội viên Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê xã Ia Boòng, anh làm chuồng cao ráo, mỗi chuồng rộng chừng 20 m2. Khi chúng tôi đến, anh Biên vừa xuất bán 20 con dê thịt. Vì vậy, trong chuồng còn khoảng 30 con, trong đó có 13 con dê giống.

Nói về hiệu quả của việc chăn nuôi dê, anh Biên làm phép so sánh nhanh: “5 sào cà phê nếu chăm sóc tốt, mỗi năm cũng chỉ thu về chừng 50 triệu đồng. Trong khi đó, hơn 2 tháng nữa, khi 13 con dê giống tròn 5 tháng tuổi, tôi bán cũng được vài chục triệu đồng”.

Không chỉ bán dê giống, mỗi năm, gia đình anh còn xuất bán 3 đợt dê thịt, mỗi đợt khoảng 3 tạ (giá bán 130 ngàn đồng/kg). Chưa kể cứ 3 tháng anh lại bán khoảng 6 m3 phân dê với giá 700 ngàn đồng/m3. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi dê mang lại, anh Biên dự định tăng đàn lên khoảng 100 con. Trước mắt, anh sẽ chặt bỏ thêm 100 cây cà phê già cỗi để lấy đất trồng cỏ.

Chia sẻ về việc tham gia Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê, anh Biên cho hay: “Các thành viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, vệ sinh, phòng bệnh cho đàn dê, nhất là thời điểm giao mùa. Tôi cũng hy vọng tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô”..

Đàn dê của gia đình bà Phòng. Ảnh: Anh Huy
Đàn dê của gia đình bà Nguyễn Thị Phòng (thôn Ninh Hòa). Ảnh: Anh Huy


Trước khi lựa chọn mô hình nuôi dê, bà Nguyễn Thị Phòng (thôn Ninh Hòa) vay 30 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện nuôi 4 con bò. Tuy nhiên, sau một thời gian chăm sóc thấy nuôi bò chậm mang lại hiệu quả kinh tế, bà bán bò để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 3 con dê về nuôi thử nghiệm. Sau 3 năm, bà đã gây dựng được đàn dê hơn 20 con.

“Từ lúc nuôi đến giờ, tôi đã bán được một số con dê đực, còn dê cái thì giữ lại”-bà Phòng cho hay. Sau khi tham gia Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê, bà Phòng được tạo điều kiện vay 20 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện. “Tôi mua 1 con dê đực làm giống, số tiền còn lại dự định làm thêm 1 chuồng nuôi để tách đàn. Lúc khó khăn được Hội Nông dân xã quan tâm, tạo điều kiện vay vốn phát triển chăn nuôi”-bà Phòng nói.

Ông Rơ Châm Dung-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Boòng-trao đổi: Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê có 18 thành viên ở 5 thôn, làng. Mỗi tháng, các thành viên tổ chức sinh hoạt định kỳ để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, trồng cỏ và liên kết tìm đầu ra sản phẩm.

Tháng 1-2021, nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện đã giải ngân 200 triệu đồng cho 10 hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay trong thời gian 24 tháng. “Đến nay, các hộ đều sử dụng nguồn vốn vay mua dê giống, mở rộng chuồng trại. Đây là hướng đi mới giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn”-ông Dung nhấn mạnh.
 

PHƯƠNG DUNG

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.