Chư Prông chủ động phòng-chống bệnh dại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của bệnh dại để người dân hiểu và chủ động phòng ngừa, huyện Chư Prông cũng đã cấp kinh phí thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn chó, mèo trên địa bàn.

Theo thống kê, huyện Chư Prông có trên 18.290 con chó và trên 7.600 con mèo. Những năm trước, nhận thức của người dân về phòng ngừa bệnh dại còn hạn chế dẫn đến tình trạng quản lý đàn chó, mèo nuôi chưa được chặt chẽ. Vẫn còn tình trạng người nuôi chó, mèo thả rông, không rọ mõm, xích, nhốt. Bên cạnh đó, việc kinh doanh, vận chuyển chó, mèo từ địa phương khác ra vào địa bàn huyện khó kiểm soát nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh khá cao, nhất là khi thời tiết nóng ẩm. Trong 2 năm (2022-2023), trên địa bàn huyện có 3 trường hợp tử vong sau khi bị chó, mèo cào, cắn nhưng chủ quan không tiêm phòng vắc xin.

Ông Lưu Hoài Hưng-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-cho hay: Những năm gần đây, cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư về sự nguy hiểm của bệnh dại, hiệu quả của việc tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo; tăng cường kiểm soát nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dại, chia sẻ thông tin và phối hợp điều tra, xử lý ổ dịch. Đồng thời, tuyên truyền cho người dân hiểu quy định của Luật Chăn nuôi, từng bước xử lý tình trạng chó thả rông; yêu cầu chủ hộ cam kết khai báo và nuôi nhốt vật nuôi bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng đến sức khỏe những người xung quanh.

Ngoài công tác tiêm phòng, ngành chuyên môn và các địa phương trên địa bàn huyện cũng hướng dẫn người dân thực hiện các quy định về chăn nuôi đối với đàn chó và mèo. Ảnh: N.H

Ngoài công tác tiêm phòng, ngành chuyên môn và các địa phương trên địa bàn huyện cũng hướng dẫn người dân thực hiện các quy định về chăn nuôi đối với đàn chó và mèo. Ảnh: N.H

Từ năm 2023 đến nay, huyện đã xuất kinh phí trên 378 triệu đồng để mua vắc xin phục vụ công tác tiêm phòng. Theo đó, ngành chức năng đã tiêm 17.430 liều vắc xin cho đàn chó, mèo; trong đó, năm 2023 tiêm 8.430 liều (đạt khoảng 31,4% tổng đàn chó, mèo); năm 2024 là 9.000 liều vắc xin (đạt 34,7% tổng đàn chó, mèo). Ngoài nguồn kinh phí theo kế hoạch đã phân bổ, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng hỗ trợ công tác phòng ngừa bệnh dại; vận động các hộ chăn nuôi chủ động mua vắc xin tiêm cho đàn chó, mèo 1 lần trong năm đối với các vùng không được hỗ trợ. Kết quả, hơn 80% tổng đàn mèo, chó trên địa bàn được tiêm phòng.

Ông Võ Đình Vĩnh-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố 2 (thị trấn Chư Prông) cho hay: “Tổ hiện có trên 40 hộ nuôi chó, mèo. Hàng năm, UBND thị trấn đều thông báo rộng rãi trên nhóm Zalo và vận động các hộ đăng ký tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Qua triển khai, các hộ dân đều tích cực hưởng ứng. Nhờ đó, hàng năm, tỷ lệ tiêm phòng đạt 100%, riêng năm 2024 đến thời điểm này đạt trên 90%”. Bà Nguyễn Thị Đông (tổ 2, thị trấn Chư Prông) cho biết: “Được cán bộ thú y thị trấn xuống tận nhà hỗ trợ nên việc tiêm phòng gặp thuận lợi. Gia đình tôi cũng thực hiện việc xích chó để không gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh”.

Cán bộ thú y thị trấn Chư Prông tiêm phòng cho chó của gia đình bà Lã Thị Tỉnh (làng Bò). Ảnh: N.H

Cán bộ thú y thị trấn Chư Prông tiêm phòng cho chó của gia đình bà Lã Thị Tỉnh (làng Bò). Ảnh: N.H

Tương tự, ông Siu Thay-Phó Trưởng thôn Bò (thị trấn Chư Prông) thông tin: “Ngoài các hộ được hỗ trợ vắc xin thì cũng có nhiều hộ chủ động mua vắc xin về tiêm phòng cho đàn vật nuôi”. Còn bà Lã Thị Tỉnh (làng Bò) thì chia sẻ: “Tôi chủ động mua vắc xin để tiêm phòng nhằm đảm bảo phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi và đảm bảo an toàn cho gia đình”.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thông tin thêm: Hiện nay, tình hình dịch bệnh dại ở đàn vật nuôi vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Do vậy, Trung tâm sẽ tiếp tục tham mưu giúp UBND huyện tăng cường chỉ đạo các địa phương trong việc phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ nuôi chó, mèo thực hiện nghiêm Luật Chăn nuôi; tăng cường công tác tiêm phòng vắc xin, đặc biệt trước mùa nắng nóng để đảm bảo đàn vật nuôi được tiêm vắc xin phòng dại.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.