Chư Păh: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2024 đạt 9,5% trở lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 27-12, UBND huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết kỳ họp thứ 15 HĐND huyện khóa VI về giao chỉ tiêu kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách năm 2024.
Ông Nay Kiên-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chư Păh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: H.P
Ông Nay Kiên-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chư Păh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: H.P

Năm 2024, huyện tiếp tục duy trì mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021-2025) của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI đã đề ra, đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.

Tập trung rà soát các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và triển khai thực hiện nông thôn mới kiểu mẫu; huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện. Chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; phòng-chống tham nhũng, lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu năm 2024 là: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 9,5% trở lên, tổng giá trị sản xuất đạt 8.962,72 tỷ đồng. Trong đó, ngành nông-lâm nghiệp, thủy sản là 3.621,68 tỷ đồng, tăng 8,53% so với năm 2023; ngành công nghiệp-xây dựng 3.671,79 tỷ đồng, tăng 10,53% so với năm 2023; ngành thương mại-dịch vụ 1.669,24 tỷ đồng, tăng 9,38% so với năm 2023.

Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành) chuyển dịch như sau: Ngành nông-lâm nghiệp chiếm 38,10%, giảm 0,07% so với năm 2023; ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 36,50%, tăng 0,06% so với năm 2023; ngành thương mại-dịch vụ chiếm 25,40%, tăng 0,01% so với năm 2023.

Huyện phấn đấu có thêm 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số lên 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới; tiếp tục phấn đấu xây dựng làng Phung (xã Ia Mơ Nông) đạt chuẩn nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng số tiêu chí nông thôn mới bình quân/xã lên 14 tiêu chí. Thu ngân sách nhà nước huyện hưởng theo phân cấp dự kiến là 48,130 tỷ đồng. Chi ngân sách dự kiến 578,606 tỷ đồng (bằng 81,65% so với năm 2023).

Thu nhập bình quân đầu người 53 triệu đồng/năm (tăng 4,9% so với năm 2023). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,12% (bằng so với năm 2023); số lao động được giải quyết và tạo việc làm mới 1.400 người (bằng 100,72% với năm 2023); tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 5,46% (mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều 1,7% so với năm 2023); trung bình 1 vạn dân có 5,4 bác sĩ (bằng so với năm 2023); giữ vững 14/14 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo tiêu chí mới. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,75% (bằng 98,79% so với năm 2023).

Tỷ lệ huy động học sinh Tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 99,20%. Duy trì tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 62,22% (tương đương 28 trường). Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt 81,62%. Tỷ lệ che phủ của rừng (kể cả diện tích cây cao su) chiếm 39,90% trở lên (tăng 0,15% so với năm 2023). Giao quân đạt 100% chỉ tiêu.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: H.P
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: H.P

Phát biểu tại hội nghị, ông Nay Kiên-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện-đề nghị UBND các xã, thị trấn tập trung rà soát các chỉ tiêu, đối với những chỉ tiêu chưa hoàn thành cần tập trung thực hiện đồng bộ. Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch đến năm 2025. Tạo môi trường thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Chủ tịch UBND huyện cũng đề nghị cơ quan thuế, các cơ quan, các xã, thị trấn tập trung triển khai thực hiện nghiêm việc quản lý đối tượng thu, theo dõi sát tiến độ thu nộp ngân sách để kịp thời triển khai các giải pháp quản lý thu, khai thác các nguồn thu. Thực hiện tốt công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc còn tồn đọng để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.