Chư Păh kết nối tiêu thụ nông sản vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ cuối năm 2023 đến nay, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức 2 phiên chợ thúc đẩy kết nối tiêu thụ sản phẩm tại xã Hà Tây và Ia Mơ Nông.

Hoạt động này nhằm tạo cơ hội để đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Ngày 27 và 28-4 vừa qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn và UBND xã Hà Tây tổ chức phiên chợ thúc đẩy kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phiên chợ có 15 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các sản phẩm đặc trưng như: rượu ghè mẹ Dung, măng khô, chuối rừng, rau, củ, quả…

Đông đảo người dân tham gia phiên chợ. Ảnh: Lê Nam
Đông đảo người dân tham gia phiên chợ. Ảnh: Lê Nam

Chị Yet-Chủ hộ sản xuất rượu ghè mẹ Dung (xã Hà Tây) cho hay: Gia đình chị có nghề làm rượu ghè được truyền qua nhiều thế hệ. Nguyên liệu để làm rượu ghè gồm: gạo lứt, ớt tươi, vỏ cây hyam. Men trộn với gạo ủ qua một đêm thì cho vào ghè, sau đó bọc kín bằng những tấm lá chuối đã hong qua lửa. Rượu ghè ủ ít nhất 2 tuần sẽ cho ra sản phẩm cay nồng nhưng không gắt, vị ngọt thơm đọng lại rất dễ chịu.

“Tôi đưa sản phẩm rượu ghè mẹ Dung tham gia phiên chợ với mong muốn giới thiệu đến nhiều người và mở rộng kết nối tiêu thụ trong thời gian tới”-chị Yet chia sẻ.

Tương tự, Hợp tác xã Nông-lâm nghiệp và dịch vụ xã Đăk Tơ Ver cũng đưa đến phiên chợ tại xã Hà Tây những sản phẩm đặc trưng do chính người dân trong xã trồng, chế biến như: măng le, cà phê, gạo, cam, quýt.

Ông Lê Tiến Toàn-Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã-cho biết: Qua phiên chợ, người dân đã tiếp cận, giao lưu và biết được thêm nhiều sản phẩm, biết được giá trị của những sản phẩm do chính mình làm ra. Từ đó, họ có thể thay đổi cách chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm.

Ngoài ra, Hợp tác xã cũng giới thiệu, quảng bá sản phẩm sạch, an toàn của mình đến với người tiêu dùng. “Chúng tôi mong muốn huyện thường xuyên tổ chức phiên chợ về các xã vùng sâu, vùng xa để kết nối tiêu thụ nông sản, trao đổi hàng hóa của người dân ở các vùng với nhau”-ông Toàn chia sẻ.

Phiên chợ thúc đẩy, kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại xã Hà Tây. Ảnh: Lê Nam

Phiên chợ thúc đẩy, kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại xã Hà Tây. Ảnh: Lê Nam

Trước đó, vào đầu tháng 12-2023, huyện Chư Păh cũng tổ chức phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm xã Ia Mơ Nông. Phiên chợ có 20 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm OCOP như: cà phê, đông trùng hạ thảo, gạo, rau, củ, trái cây. Tại phiên chợ, du khách còn được trải nghiệm văn hóa, nghề truyền thống của đồng bào Jrai như: cồng chiêng, xoang, đan lát, dệt thổ cẩm và thưởng thức ẩm thực truyền thống gà nướng cơm lam, rượu ghè, thịt hun khói…

Chị H’Uyên Niê-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mơ Nông, Phó Trưởng ban Quản lý du lịch cộng đồng làng Kép (xã Ia Mơ Nông) cho hay: Ban Quản lý du lịch cộng đồng làng Kép phối hợp với một số hộ dân trong làng đưa đến phiên chợ sản phẩm thổ cẩm, đan lát và các mặt hàng nông sản như: gạo, hồ tiêu, khoai lang, rau và trái cây. Ngoài ra, tại gian hàng còn cho khách tham quan trải nghiệm trực tiếp dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng.

“Chúng tôi mong muốn hàng tháng tổ chức một phiên chợ như thế này để trưng bày các sản phẩm của người dân làm ra. Hoạt động này sẽ góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân theo hướng kinh tế hàng hóa để tăng thêm nguồn thu nhập”-chị H’Uyên Niê chia sẻ thêm.

Theo ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh: Việc tổ chức phiên chợ tại các xã xa trung tâm huyện và có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhằm tạo cơ hội để người dân được trực tiếp tiếp cận sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng; nâng cao nhận thức về kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Đây là một trong những hoạt động thiết thực thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null