Chư Păh đẩy mạnh trồng rừng phân tán trên đất rẫy

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tích cực hỗ trợ người dân trồng rừng phân tán trên đất rẫy, góp phần mang lại màu xanh cho đồi núi và hiệu quả kinh tế lâu dài cho người dân.

Chỉ tay về khu rừng gáo vàng trồng cách đây 4 năm, bà Nguyễn Thị Kim Hoa (thôn 1, xã Ia Nhin) phấn khởi nói: “Dãy đồi này trước đây người dân trồng mì, cà phê, hồ tiêu, bời lời. Sau đó, hồ tiêu thì chết, cà phê cho năng suất thấp, cây mì cũng không cho hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện phương án hỗ trợ trồng rừng phân tán trên bờ lô, bờ thửa và những diện tích đất rẫy bạc màu, tôi tìm hiểu và được cán bộ lâm nghiệp tư vấn chọn cây gáo vàng để trồng”.

 Bà Nguyễn Thị Kim Hoa (thôn 1, xã Ia Nhin) bên rừng trồng gỗ gáo vàng của gia đình. Ảnh: Đinh Yến
Bà Nguyễn Thị Kim Hoa (thôn 1, xã Ia Nhin) bên rừng trồng gỗ gáo vàng của gia đình. Ảnh: Đinh Yến


Bà Hoa cho biết thêm, gáo vàng mang lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy, bà phá 3 ha cà phê năng suất thấp để trồng gáo vàng. Cây xanh tốt quanh năm, không bị sâu bệnh. “Năm 2017, tôi trồng 2.700 cây. Hiện nay, mỗi cây ước đạt 0,3 m3 gỗ, giá thị trường 17 triệu đồng/m3. Thời gian gần đây, nhiều người vào hỏi mua nhưng tôi chưa bán”-bà Hoa chia sẻ.

Theo bà Hoa, kỹ thuật trồng gáo vàng không khó. Hàng năm, chỉ tỉa tán tạo thông thoáng để cây quang hợp, có sức vươn dài, phát triển. Nhờ có diện tích rừng này che bóng mát mà gia đình bà Hoa tận dụng nuôi hàng ngàn con gà, hàng trăm con heo. Bà dự kiến mua thêm 30 con bò về nuôi.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Bá Năm-Chủ tịch UBND xã Ia Nhin-cho biết: “Từ năm 2016 đến nay, xã đẩy mạnh thực hiện chủ trương trồng rừng phân tán trên đất bạc màu. Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi của người dân là hướng đi phù hợp, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài”.

Trong khi đó, người dân xã Đak Tơ Ve lại thành công trong việc trồng cây gỗ trắc. Ông Cao Phi Văn-Chủ tịch UBND xã Đak Tơ Ve-cho biết: 5 làng đồng bào dân tộc thiểu số được bố trí đan xen giữa các tán rừng. Mấy chục năm qua, người dân chú trọng bảo vệ cây gỗ trắc quý mọc trên đất rẫy của gia đình.

“Hiện có những hộ bảo vệ hàng trăm cây gỗ trắc trên diện tích đất rẫy. Những cây gỗ trắc này góp phần nâng cao độ che phủ rừng, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân”-ông Văn nói.

Trao đổi với P.V, ông Trần Đắc Thắng-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh-thông tin: Để phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, năm 2019, UBND huyện xây dựng phương án hỗ trợ trồng rừng sản xuất trên đất trống, đồi trọc, đất bạc màu giai đoạn 2019-2020. Ủy ban nhân dân huyện giao Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương triển khai thực hiện.

Riêng năm 2019, huyện đã hỗ trợ 30.000 cây giống để người dân trồng. Hầu hết diện tích cây rừng này được trồng xen ở các bờ lô, bờ thửa để vừa bảo vệ cây nông nghiệp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
 

 ĐINH YẾN
 

Có thể bạn quan tâm

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.