Chư Pah chủ động nước tưới cho cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong vụ Đông-Xuân hằng năm tình trạng thiếu nước cho cây trồng xảy ra vào cuối vụ thường xuyên xảy ra. Trước thực tế này, vụ Đông-Xuân năm 2017-2018, huyện Chư Pah, Gia Lai đã thực hiện một số giải pháp nhằm chủ động chống hạn cho cây trồng vào cuối vụ.

Vụ Đông-Xuân này, huyện Chư Pah gieo trồng hơn 2 ngàn ha cây trồng các loại, trong đó lúa nước 1.700 ha; ngô 40 ha và rau màu 240 ha. Để chủ động nguồn nước tưới, ngay từ đầu vụ huyện đã có phương án cụ thể giao cho các phòng, ban chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành thống kê, rà soát đánh giá hiện trạng nguồn nước ở các công trình thủy lợi trên địa bàn nhằm chủ động tích nước vào đập, hồ chứa và cấp nước về các cánh đồng để bà con chủ động sản xuất.

 

Ảnh: T.V
Ảnh: T.V

Ông Đinh Thăng, xã Chư Jôr, huyện Chư Pah cho biết: “Mình làm lúa ở cánh đồng Ngô Sơn, mùa này làm lúa thơm trắng loại 1, ai làm thơm đỏ càng tốt, giống lúa ngắn ngày lại chịu hạn tốt. Đến thời điểm này thì nguồn nước vẫn đảm bảo cho bà con sản xuất”.

Hiện toàn thị trấn Ia Ly, huyện Chư Pah, có gần 2.200 ha cây trồng các loại, chủ yếu là cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chiếm khoảng 75% tổng diện tích; cây lương thực gần 300 ha, còn lại là cây hoa màu và thực phẩm các loại. Dù cuối năm ngoái mưa nhiều, lượng nước tích trữ ở các ao, hồ cũng như ở các con suối nhiều hơn mọi năm nhưng ngay từ đầu năm, thị trấn Ia Ly cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn cho các loại cây trồng để đảm bảo cho lượng nước tưới cả năm. Trong đó, vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm và ưu tiên nguồn nước cho các loại cây có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, người dân vẫn lo ngại việc thiếu nước vào cuối vụ như những năm trước.

Rút kinh nghiệm từ những năm trước, trong vụ Đông-Xuân tình trạng thiếu nước thường xảy ra cuối vụ, nên các địa phương trong huyện đã tuyên truyền người dân sử dụng giống lúa ngắn ngày để đảm bảo năng suất sản lượng. Bên cạnh đó, huyện khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng hoặc trồng cây ngắn ngày có nhu cầu nước tưới ít hơn để tiết kiệm nước và không sản xuất trên những cánh đồng không có công trình thủy lợi, thường xuyên bị thiếu nước.  

Đồng thời, vận động người dân sản xuất trên các cánh đồng nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy đảm bảo nước tưới cho cây vùng thượng nguồn và hạ nguồn. Ông Nguyễn Ngọc Quang-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah cho biết: “Hiện trên địa bàn huyện có 11 công trình thủy lợi phục vụ nước tưới cho trên 700 ha cây trồng các loại. Hàng năm huyện đã trích ngân sách để duy tu sửa chữa các công trình hư hỏng, xuống cấp. Vụ Đông-Xuân năm nay huyện đã trích ngân sách trên 500 triệu đồng triển khai công tác phòng chống hạn và duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi. Ngoài ra, huyện cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn, phân công các thành viên phụ trách từng cánh đồng, khu vực sản xuất; bám sát địa bàn để theo dõi tình hình và trên cơ sở các giải pháp đã đưa ra để phòng, chống hạn cho các loại cây trồng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do nắng hạn gây ra”.

Tường Vy

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.