Chư Mố: Cán bộ, đảng viên đi đầu xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cán bộ, đảng viên xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã thể hiện được vai trò nêu gương, đi đầu làm cho dân thấy, dân tin và đồng thuận thực hiện.

Ông Rmah Sy Nô (bìa phải) tiên phong trong việc tháo dỡ hàng rào, hiến đất để chuẩn bị làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Nguyên Hương
Ông Rmah Sy Nô (bìa phải) tiên phong trong việc tháo dỡ hàng rào, hiến đất để chuẩn bị làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Nguyên Hương

Đi trên con đường làng với những vũng nước sình lầy, ông Ksor Nuy-Trưởng thôn Plei Apa Ama Đă-cho biết: “Đường làng sắp được làm mới rồi, sẽ rộng hơn, đẹp hơn và không sợ bị ngập nước mỗi khi trời mưa lớn nữa”. Theo ông Ksor Nuy, vừa qua, 45 hộ dân dọc tuyến đường này đã thống nhất di dời hàng rào, hiến đất để mở rộng tuyến đường. Hướng mắt nhìn ra con đường trước mặt, ông Nuy kể: Từ năm 2005, bà con phải lên núi nhặt từng viên đá về làm đường. Thời đó, có được con đường bê tông như thế là niềm tự hào của cả làng. Trải qua năm tháng, con đường dọc thôn Plei Apa Ama Đă bị xuống cấp, ứ đọng nước gây ô nhiễm môi trường.

Rồi niềm vui đến khi xã thông báo chủ trương đầu tư nâng cấp các tuyến đường nội thôn để hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Nhà làm hàng rào bằng lưới B40 thì đơn giản hơn, nhưng những hộ xây tường bao kiên cố thì việc phải phá bỏ xây lại gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, xã đã vận động cán bộ, đảng viên tiên phong làm gương để bà con noi theo. Sau đó, các thôn họp dân để tuyên truyền, vận động, nêu rõ lợi ích của việc làm đường. Hiểu được điều đó, các hộ dân đều đồng thuận làm theo.

Người tiên phong tháo dỡ hàng rào, hiến hơn 60 m2 đất và tích cực vận động bà con đồng thuận làm theo là ông Rmah Sy Nô-nguyên Phó Trưởng Công an xã Ia Kdăm. Ông chia sẻ: “Tôi bàn với gia đình làm gương đi đầu di dời hàng rào, hiến đất làm đường. Có con đường kiên cố, mình là người được hưởng lợi trước chứ không phải ai khác. Tiền bạc có thể không có nhưng công sức thì mình lúc nào cũng sẵn sàng. Ngày khởi công, tôi cùng bà con đóng góp ngày công để tuyến đường sớm hoàn thành. Có đường mới rồi, cảnh quan khang trang, sạch đẹp hẳn lên”.

Song song với việc hiến đất làm đường để hoàn thành các tiêu chí về đường giao thông nông thôn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân là bài toán nan giải, đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu. Không chỉ chăn nuôi bò, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Người đầu tiên mạnh dạn triển khai mô hình chăn nuôi tổng hợp tại địa phương là ông Nay Tâm-cán bộ thú y xã. Hiện tại, trang trại của ông có hơn 50 con dê, 10 con bò và gia cầm. Ông là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi với thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng.

Nhiều hộ gia đình tại xã Chư Mố đã chuyển đổi sang chăn nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao, vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh: Vũ Chi
Nhiều hộ gia đình tại xã Chư Mố (huyện Ia Pa) đã chuyển đổi sang chăn nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi


Ông Tâm bộc bạch: “Dê vốn dễ nuôi, nguồn thức ăn phong phú, dễ kiếm nên phù hợp để bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Tôi triển khai mô hình chăn nuôi tổng hợp trước hết là để phát triển kinh tế gia đình, sau cũng để bà con tham khảo, vận dụng. Nhà ai muốn phát triển nghề, tôi bán con giống và hướng dẫn kỹ thuật. Với những gia đình khó khăn, tôi cho mua nợ, sau khi vật nuôi sinh sản mới phải hoàn trả vốn”.

Theo ông Phạm Quốc Quyền-Chủ tịch UBND xã Chư Mố, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu để người dân học tập, làm theo. Nhờ vậy, xã đã đạt 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6%.

 

 NGUYÊN HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null