Chủ động phòng ngừa sinh vật gây hại cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 1024/UBND-NL chỉ đạo việc tăng cường công tác phòng-chống sinh vật gây hại cây trồng.

   Người dân huyện Ia Grai phun thuốc phòng trừ bệnh rệp sáp, rệp xanh cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam
Người dân huyện Ia Grai phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến sinh vật gây hại trên cây trồng như: bệnh khảm lá vi rút hại mì, sâu keo mùa thu hại bắp, bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu... Đồng thời, thực hiện tốt công tác dự báo và chủ động, kịp thời xử lý khi có dịch bệnh xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Bên cạnh đó, hướng dẫn các địa phương chuyển đổi sử dụng giống cây trồng kháng sâu bệnh, nhất là giống mì kháng bệnh khảm lá và thực hiện hiệu quả chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, đảm bảo năng suất, chất lượng.

Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, địa phương liên quan điều tiết cung ứng vật tư nông nghiệp thiết yếu như: giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... phục vụ đầy đủ theo nhu cầu của nông dân. Đồng thời, tổ chức triển khai hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh nhằm phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh, tiêu thụ nông sản, trong đó ưu tiên phát triển tiêu thụ nông sản theo chuỗi liên kết bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản đối với các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng thương hiệu, cung cấp kịp thời về thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển nông sản, hàng hóa, vật tư nông nghiệp thiết yếu đảm bảo phục vụ sản xuất, không để tình trạng ùn ứ, đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản tại địa phương.

 

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.