Chủ động điều tiết nước tưới để tránh hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù tại một số địa phương trong tỉnh đã xuất hiện những cơn mưa cục bộ song nguồn nước tại các đập dâng thủy lợi vẫn đang suy giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch tưới từ nay đến cuối vụ. Vì vậy, việc chủ động điều tiết nước tưới hợp lý đang được các địa phương và đơn vị quản lý các công trình thực hiện triệt để nhằm giảm thiệt hại do hạn hán gây ra.  

Hiện nay, các địa phương khu vực phía Tây của tỉnh đang bước vào cao điểm mùa khô. Đây cũng là lúc người dân đang tất bật tưới nước đợt II cho cây cà phê nên nguồn nước tại các công trình thủy lợi cũng như các con suối giảm dần. Dù tại một số địa phương đã xuất hiện mưa cục bộ song nguy cơ thiếu nước tưới vào cuối vụ thu hoạch vẫn hiện hữu ở nhiều nơi.

 

Đập dâng An Phú đã cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: N.D
Đập dâng An Phú đã cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: N.D

Ông Nguyễn Văn Gặp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông, Gia Lai cho biết: “Đến thời điểm này, nông dân các xã Ia Lâu, Ia Piơr đã thu hoạch lúa Đông Xuân, còn lại khoảng 10 ha gieo sạ sau đang được tiếp nước từ hồ Plei Pai, dự báo sẽ không bị hạn. Ở một số khu vực khác đang tập trung điều tiết nước tưới hợp lý để tránh hạn. Theo dự báo, năm nay mưa sớm nên sẽ tránh được hạn, nhất là khu vực xã Bàu Cạn đã xuất hiện một số cơn mưa góp phần giảm được nước tưới đợt II”.

Theo thông tin từ Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai, hiện tại, các hồ chứa lớn đang điều tiết nước tưới cho diện tích cây công nghiệp dài ngày. Tuy nhiên, một số đập dâng đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới từ nay đến cuối vụ thu hoạch như: đập Plei Thơ Ga (huyện Chư Pưh), Ia Pết, Phạm Kleo (huyện Chư Sê), hệ thống đập dâng An Phú, Plei Wâu, đập đất (TP. Pleiku)…

Ông Hoàng Bình Yên-Trưởng phòng Quản lý nước (Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi), cho biết: “Hiện nay, các khu vực có hồ chứa lớn đều đảm bảo nước tưới cho cây lúa và tưới đợt II cho diện tích cây công nghiệp. Song một số đập dâng đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới cục bộ. Trước tình hình đó, Công ty đã chủ động điều tiết nguồn nước từ các hồ chứa lớn sang các đập dâng, cụ thể là hồ Ia Ring (huyện Chư Sê) đang tiếp nước cho các công trình đập dâng dọc suối Ia Lốp xuống khu tưới huyện Chư Pưh. Riêng hệ thống công trình An Phú-Chư Á đến ngày 1-3, nước đầu nguồn đã không về 3 đập ở cuối nguồn, dự kiến đến ngày 15-3 nếu không có mưa thì năng suất lúa nơi đây sẽ bị giảm 50-70%. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có mưa sớm để bổ sung nguồn nước tưới cho các loại cây trồng cũng như các hồ đập, đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp”.

Ông Phạm Vũ Tuấn-Trưởng phòng Dự báo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên: Thời gian qua, một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện mưa cục bộ với lượng mưa khoảng 10 mm. Dự báo từ ngày 15-3 đến cuối tháng 3, trên địa bàn tỉnh sẽ xuất hiện một vài cơn mưa trái vụ cục bộ, giúp cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).