Chọn sách giáo khoa sát với đề thi tốt nghiệp THPT?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện không ít giáo viên cố gắng chọn sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông mới với quan niệm nội dung sát với đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Thậm chí, khi chọn sách giáo khoa (SGK) chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, có giáo viên (GV) còn nghĩ rằng những người biên soạn bộ sách đó có thể nằm trong ban soạn đề thi tốt nghiệp THPT.

KHÔNG CÓ CƠ SỞ

Suy nghĩ như trên là không có cơ sở, theo thạc sĩ Trần Lê Duy, đồng tác giả của nhóm biên soạn bộ SGK Chân trời sáng tạo. Ông Duy đưa ra nhận xét này tại buổi giới thiệu với GV về SGK lớp 12 (chương trình GDPT 2018 dùng trong năm học 2024 - 2025) gần đây.

Có hiện tượng các giáo viên chọn sách giáo khoa cho học sinh theo hướng sách nào sẽ có tác phẩm được ra trong đề thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

Có hiện tượng các giáo viên chọn sách giáo khoa cho học sinh theo hướng sách nào sẽ có tác phẩm được ra trong đề thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

Thạc sĩ Trần Lê Duy nói: "Nhiều tổ bộ môn lớp 12 có suy nghĩ lựa chọn một bộ sách cho năm học mới phải sát với đề thi tốt nghiệp THPT. Đây là suy nghĩ không đúng. Tất cả tác giả các bộ sách đều lấy yêu cầu cần đạt của chương trình làm cơ sở để biên soạn. Còn khi ra đề thi tốt nghiệp THPT, ban soạn đề thi cũng dựa vào yêu cầu cần đạt đó".

Bên cạnh đó, đặc trưng cách dạy và học của chương trình GDPT 2018 là hướng đến đánh giá kỹ năng hơn kiến thức. Vì vậy, kiến thức bài học ở bộ SGK nào cũng chỉ là học liệu, quan trọng là kỹ năng làm bài.

Cụ thể hơn, trong môn ngữ văn, các bài học ở cả 3 bộ sách (Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều) đều được xây dựng theo khung quy định chung của chương trình. Các bài học được thiết kế theo hệ thống nhóm thể loại văn bản. Còn đề thi cho ra văn bản ngoài SGK để đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh.

Một số GV cũng không đồng tình với quan điểm tìm chọn SGK sát với đề thi tốt nghiệp THPT.

Cô Lê Thị Hương, GV ngữ văn Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM), nói: "SGK chỉ là phương tiện học tập. Điều quan trọng là thầy cô phải nắm vững chương trình. Các bộ SGK phần lớn đều giống nhau vì theo một chương trình GDPT 2018".

Thầy C.H.C, GV ngữ văn Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), cho biết: "Sẽ có may rủi giữa các học sinh về đề thi vì học 3 bộ sách khác nhau. Tuy nhiên, nếu học sinh nắm chắc kỹ năng về thể loại văn bản thì sẽ xử lý được đề thi, dù ngữ liệu nằm ngoài SGK".

Học sinh lớp 11 đang theo học Chương trình GDPT 2018. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

Học sinh lớp 11 đang theo học Chương trình GDPT 2018. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

TÍNH ĐẾN CÔNG BẰNG CHO THÍ SINH CẢ NƯỚC

Hồi tháng 3, Bộ GD-ĐT công bố đề minh họa môn ngữ văn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

Văn bản trong đề thi minh họa có thể lấy một đoạn khác (miễn không trùng lặp với đoạn trong SGK) của cùng tác phẩm đã được học trong chương trình.

Cụ thể, đề minh họa sử dụng đoạn trích từ tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đối với bộ Chân trời sáng tạo, học sinh học tác phẩm này ở lớp 12. Trong khi đó, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống là ở lớp 11.

Như vậy, nếu đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn sử dụng tác phẩm có trong bộ sách A nhưng các bộ còn lại thì không có (hoặc học trước từ lớp 10, 11), thì học sinh lớp 12 học bộ sách A sẽ được lợi, còn các em khác chịu thiệt thòi.

Điều này tạo sự bất công cho thí sinh, đồng thời dẫn đến việc GV có quan điểm chọn SGK sát với đề thi tốt nghiệp THPT.

Thiết nghĩ, trước khi lựa chọn văn bản, ban soạn đề môn ngữ văn cần có sự đối chiếu, tổng hợp, so sánh cả 3 bộ sách, cân nhắc đến tính công bằng cho thí sinh cả nước.

Các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Theo phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025, thí sinh thi 4 môn. Trong đó, môn ngữ văn, toán là bắt buộc; 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ). Môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Thời gian của mỗi môn thi: ngữ văn 120 phút, toán 90 phút, các môn học khác 50 phút.

Với các môn thi trắc nghiệm, Bộ GD-ĐT nêu có tối đa 3 dạng thức câu hỏi được sử dụng đề thi. Thứ nhất là câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (đã được áp dụng nhiều năm tại VN). Thứ hai là câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng/sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời đúng/sai đối với từng ý của câu hỏi. Thứ ba là câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời.

Có thể bạn quan tâm

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu. Ảnh: Hà Bắc

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu

(GLO)- Ngày 16-1, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an huyện Đak Pơ tổ chức hoạt động trải nghiệm kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và thực tập phương án chữa cháy, CNCH tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu (xã Phú An).

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(GLO)- Ngày 15-1, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.