Chính phủ Thái Lan thúc đẩy đàm phán hòa bình với các nhóm vũ trang ly khai ở miền Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan- bà Rudklao Suwankiri ngày 24/3 cho biết, tiến trình đàm phán hòa bình ở miền Nam Thái Lan tiếp tục thúc đẩy bất chấp các vụ tấn công đốt phá mới đây.
Các bên tham gia đàm phán hòa bình ở miền nam Thái Lan. Ảnh: Nhóm đàm phán hòa bình

Các bên tham gia đàm phán hòa bình ở miền nam Thái Lan. Ảnh: Nhóm đàm phán hòa bình

Theo bà Rudklao, Chính phủ Thái Lan tiếp tục tổ chức các vòng đàm phán với Phong trào ly khai Mặt trận cách mạng dân tộc (BRN) theo kế hoạch vào tháng 4 này. Malaysia vẫn đóng vai trò là trung gian đàm phán nhằm tạo bầu không khí thân thiện và cởi mở cho các bên, góp phần mang lại lợi ích cho cả hai nước.

Khu vực miền Nam Thái Lan gồm 3 tỉnh Yala, Pattani và Narathiwat thường xuyên chứng kiến các cuộc tấn công vũ trang của các nhóm ly khai Hồi giáo.

Chính phủ Thái Lan cho rằng các cuộc tấn công đốt phá hôm 22/3 vừa qua do các nhóm phiến quân nổi dậy tiến hành nhằm phản đối tiến trình đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Thái Lan với Nhóm BRN. Nước này cảnh báo hơn 40 địa điểm khác ở các tỉnh cực Nam đang có nguy cơ đối mặt với các cuộc tấn công mới trong tháng chay Ramadan này.

Về tiến trình đàm phán, Phó Tổng thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Thái Lan Chatchai Bangchuad cho biết các bên đã tổ chức 2 vòng đàm phán vào các ngày 20/2 và 7- 8/3. Nhấn mạnh các cuộc đàm phán đạt kết quả tích cực, nhất là các bên đồng ý về khuôn khổ pháp lý hướng đến việc dừng gây ra các cuộc tấn công bạo lực.

Theo ông Chatchai Bangchuad, cấp chuyên viên sẽ nhóm họp vào cuối tháng 4 tới, nhằm tiếp tục thảo luận việc triển khai Kế hoạch toàn diện chung hướng tới hòa bình ở miền Nam Thái Lan (JCPP). Các bên sẽ tập trung thảo luận cụ thể về các nguyên tắc chung trong tiến trình đối thoại hòa bình là giảm thiểu bạo lực, thảo luận công khai và thúc đẩy các giải pháp chính trị tiềm năng.

Xung đột bùng phát ở miền Nam Thái Lan từ năm 2004, khi các tay súng ở khu vực có đa số người Hồi giáo thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công nhằm đòi quyền tự trị lớn hơn. Kéo dài suốt 20 năm, xung đột đã khiến trên 7.300 người đã thiệt mạng và 13.500 người bị thương.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

(GLO)- Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong 15 ngày (từ 15 đến 29-12-2024) cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an tỉnh Gia Lai vừa vinh dự được Bộ Công an biểu dương.

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

(GLO)- Sáng 6-1, tại lễ chào cờ đầu năm 2025, Đại tá Phạm Hữu Trường-Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai đã đọc thư chúc mừng năm mới của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh và trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc liên quan đến vụ án Phan Thị Thảo.

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

(GLO)-Chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản” được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Gia Lai phối hợp với các đơn vị tổ chức tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa đã mang lại niềm vui cho hàng ngàn người dân trên vùng biên giới mỗi dịp Tết đến, xuân về.