Chỉ trồng khoai lang: Nông dân phố núi hí húi nhặt tiền...tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Được trồng cách đây 1-2 năm, đến nay, mô hình khoai lang Nhật Bản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với giá thành từ 12-18 ngàn đồng/kg, có hộ thu lãi được trên 1 tỷ đồng/ vụ.

Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum là người trồng thử nghiệm đầu tiên và thành công với mô hình khoai lang Nhật Bản này.

Bán củ lãi 1 tỷ, bán dây được 50 triệu đồng

Theo lời chị Hạnh, thoạt đầu chị chỉ thuê đất, mua giống từ Đà Lạt về và trồng thử nghiệm khoảng 2 ha trong tháng 12-2016. Được chăm sóc kỹ, hơn nữa vì giống cây này phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Kon Tum nên vườn khoai lang của chị cho năng suất rất cao. “Đầu tư 40 triệu đồng/ha, sau 4 tháng tôi thu được 100 triệu đồng/ha. Thấy loại cây này đem lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi tiếp tục xuống giống”-chị Hạnh cho biết.

 
 Vườn khoai lang Nhật Bản phát triển nhanh, cho hiệu quả cao.
Vườn khoai lang Nhật Bản phát triển nhanh, cho hiệu quả cao.


Từ 2 ha, chị Hạnh tiếp tục nhân rộng lên 5 ha. Với 5 ha, chị đầu tư vốn khoảng 250 triệu đồng để mua giống, phân bón, hệ thống nước tưới tiết kiệm, công thu hoạch… Vừa rồi, mỗi héc ta cho thu hoạch khoảng 20 tấn, với giá 16 triệu đồng/tấn, chị lãi hơn 1 tỷ đồng. Ngoài thu hoạch từ củ, chị còn bán dây giống với giá 10 triệu đồng/ha. “Mô hình khoai này dễ trồng, chi phí thấp nên tôi quyết định đầu tư thêm 2 ha tại huyện Đak Tô”-chị Hạnh cho biết.

Cẩn trọng khi nhân rộng mô hình

Tương tự, hộ gia đình anh Hoàng Minh Phương, xã Đak Ngọc, huyện Đak Hà cũng biết đến và mạnh dạn trồng khoảng 2 ha giống khoai lang Nhật. Sau khi thu hoạch, anh lãi gần 300 triệu đồng. Anh Phương cho biết: Với diện tích đất không trồng lúa được, chúng tôi đã chuyển đổi sang trồng khoai lang Nhật Bản. Chi phí đầu vào không cao, việc chăm sóc lại thuận lợi, lợi nhuận lại gấp 5-6 lần trồng lúa. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục trồng và nhân rộng mô hình này.

Dù chưa xuống giống nhưng vừa rồi, qua tìm hiểu, được biết về giống khoai lang Nhật Bản, anh Nguyễn Văn Thông, thành phố Kon Tum cũng chuẩn bị trồng khoảng 1-2 ha loại cây này. Anh cho biết, hiện tại anh đang làm đất, đợi khi thời tiết thích hợp sẽ xuống giống. “Đây là giống cây mới, điều chúng tôi lo lắng nhất là đầu ra cho khoai lang Nhật, nếu có cơ sở thu mua, bao tiêu thì người trồng sẽ an tâm hơn. Hiện tại, đầu ra chưa ổn định nên nhiều người dù có quỹ đất vẫn chưa dám làm”-anh Thông chia sẻ.

 

Khoai lang Nhật Bản cho năng suất cao.
Khoai lang Nhật Bản cho năng suất cao.


Được biết, dù trồng theo cách tự lấy giống F1, F2, F3… vẫn cho hiệu quả, nhưng trồng theo giống  khoai lang Nhật cấy mô là lựa chọn tốt nhất, hạn chế được tình trạng giống không tốt, cho năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Với những hiệu quả kinh tế đáng khích lệ, hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có một vài đơn vị cung ứng giống cấy mô khoai lang Nhật.

“Hiện tại, chúng tôi có mua giống cấy mô khoai lang Nhật Bản từ Đà Lạt về để nhân giống, bán, hỗ trợ kỹ thuật để bà con địa phương trồng thử nghiệm mô hình này. Nếu bà con có nhu cầu, sẽ được tư vấn tận tình”-chị Phạm Thị Xuân Thùy - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ kĩ thuật nông nghiệp xanh Kon Tum cho hay.

Theo Báo Kon Tum

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.