Chỉ thị số 40-CT/TW: Tác động tích cực vào mọi mặt đời sống nhân dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gia Lai là tỉnh ở khu vực Bắc Tây Nguyên, có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Gia Lai luôn xác định giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới là những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, bố trí nguồn vốn và huy động sự đóng góp của nhân dân để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Đến cuối năm 2018, số hộ nghèo toàn tỉnh là 34.873 hộ, chiếm tỷ lệ 10,04%; số hộ cận nghèo là 34.955 hộ, chiếm tỷ lệ 10,06%, trong đó số hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 87,29% tổng số hộ nghèo. Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo cao, một bộ phận không nhỏ người nghèo chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, việc giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như việc huy động vốn từ cộng đồng dân cư gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hoàng phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Sơn Ca
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hoàng phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Sơn Ca
Trong nhiều chương trình, dự án đã triển khai giúp người dân xóa đói giảm nghèo, chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách Xã hội là một trong những giải pháp hữu hiệu, mang lại nhiều kết quả tích cực. Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn vượt qua ngưỡng nghèo, tạo việc làm vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Ngày 22-11-2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Thực hiện Chỉ thị của Trung ương và chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 723/KH-UBND ngày 12-3-2015 triển khai, phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 40- CT/TW đến các cấp, các ngành, các địa phương. Các huyện, thị xã, thành phố đã căn cứ tình hình cụ thể của địa phương để ban hành kế hoạch, chương trình hành động, đồng thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp. 
Qua quá trình triển khai, cấp ủy, chính quyền các cấp đã thống nhất quan điểm về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Hàng năm, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội để mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; thường xuyên rà soát, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương, đảm bảo các hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện, có nhu cầu đều được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Bên cạnh đó, công tác khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất được quan tâm phổ biến cho người dân, cùng với hoạt động vay vốn tín dụng chính sách, giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả, phát triển kinh tế gia đình.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị-xã hội để cung cấp thông tin chính xác, phản ánh kịp thời các hoạt động triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi của nhà nước; giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo.
Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CS-XH tỉnh Gia Lai họp phiên thường kỳ. Ảnh: Sơn Ca
Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CS-XH tỉnh Gia Lai họp phiên thường kỳ. Ảnh: Sơn Ca
Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, có thể khẳng định Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã đi vào cuộc sống, có tác động tích cực đến mọi mặt đời sống của người dân trên địa bàn, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội đã đầu tư đúng đối tượng, có hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho người dân, trở thành một trong những giải pháp tích cực, quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2014-2015, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 13,96% còn 11,36%; giai đoạn 2016-2018 giảm từ 19,71% xuống còn 10,04%; số xã đạt chuẩn nông thôn mới hiện nay đạt 60 xã so với 9 xã năm 2015. Bên cạnh đó, Chỉ thị số 40-CT/TW cũng tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức, củng cố hơn nữa lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, góp phần tích cực trong việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở. 
Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ga Lai sẽ tiếp tục chỉ đạo chính quyền các cấp quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; tuyên truyền vận động hộ nghèo mạnh dạn vay vốn làm ăn, phát triển sản xuất, hướng dẫn, giúp đỡ người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững; tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động, phục vụ nhu cầu vay vốn của người dân, đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện, có nhu cầu đều được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bà Phạm Thị Tố Hải- Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai:

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đã nâng cao trách nhiệm cho các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội; các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể đã nhận thức được nhiệm vụ, tầm quan trọng của thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Qua đó, Hội xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trong chương trình và kế hoạch hoạt động thường xuyên, công tác giảm nghèo là một vấn đề có tính chất lâu dài và đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các các cấp, các ngành và sự vào cuộc của tổ chức Hội, Hội LHPN tỉnh đã triển khai Công văn số 60/HPN-HTPNPTKT ngày 27-4-2015 chỉ đạo Hội LHPN huyện, thị, thành, đồng thời ký kết văn bản số 591/VBLT-NHCS-HND-HCCB-ĐTNCSHCM ngày 30-12-2014 giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội và Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Gia Lai về việc thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Dư nợ nhận ủy thác của Hội LHPN liên tục tăng cả về khối lượng tín dụng và số lượng các chương trình tín dụng. Năm 2019 dư nợ 1.642 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2014, 1.230 Tổ tiết kiệm và vay vốn  với 51.009 hộ vay, chiếm tỷ lệ 38,51% tổng dư nợ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh. Công tác vận động gửi tiết kiệm tăng nguồn vốn tại chỗ, đồng thời giúp hộ nghèo hình thành thói quen tiết kiệm, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, các cấp Hội đã vận động hội viên phụ nữ tham gia gửi tiết kiệm được 76,080 tỷ đồng tăng so với năm 2014 là 25,080 tỷ đồng, với 52.652 tổ viên tham gia, gắn với thực hiện phong trào “Hộ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững” do Ban chấp hành Hội LHPN tỉnh triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hoàng-Trưởng Ban đại diện HĐQT NH CS-XH Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Với việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng, một giai đoạn mới cho phát triển của các vùng kinh tế đặc thù, hình thành cầu nối hút vốn mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để tạo hành lang cho các trung tâm tài chính vận hành.

null