Chăn nuôi lợn, gà đã qua thời hốt "bạc triệu"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nếu như ở giai đoạn này năm ngoái, mỗi con lợn xuất bán người chăn nuôi lãi tiền triệu, thì nay phải chật vật gỡ hòa vì giá thịt giảm mạnh.

 Giá lợn hơi giảm mạnh, người chăn nuôi có nguy cơ thua lỗ. Ảnh: Văn Hanh
Giá lợn hơi giảm mạnh, người chăn nuôi có nguy cơ thua lỗ. Ảnh: Văn Hanh


Giá lợn hơi giảm, người chăn nuôi có nguy cơ thua lỗ

Do dịch bệnh COVID-19, cơ quan cắt giảm việc làm, anh Nguyễn Anh Tuấn (thị trấn Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định) quyết định về quê chăn nuôi. Vốn nhỏ, anh chỉ đủ khả năng sửa sang lại khu chuồng cũ, mua 5 con lợn giống để gây đàn lợn.

“Tháng 3 năm ngoái, giá lợn hơi khoảng 75.000 đồng/kg. Nếu chịu khó lấy công bù vào, mỗi cân lợn hơi cũng lãi khoảng 10.000 đồng. Tính nhẩm mỗi con lợn cũng cho lãi 700.000-800.000 đồng. Thế nhưng, gần nửa năm nay, giá lợn lao dốc, phải chật vật lắm tôi mới không bị lỗ” – anh Nguyễn Anh Tuấn nói.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Văn Hanh (chăn nuôi lợn tại xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết: Hiện trang trại của ông vẫn duy trì khoảng trên dưới 2.000 con, tự cung cấp con giống nên giá chăn nuôi vẫn cho lãi chút ít. Nhưng hiện nay giá thành chăn nuôi tăng, giá lợn lại giảm mạnh khiến việc chăn nuôi đang gặp khó khăn chồng chất.

“Miền Bắc đang ở giai đoạn nắng nóng cao độ khiến chi phí tăng cao, giá lợn hơi tiếp tục giảm, thì quy mô cần phải thu gọn lại để cắt lỗ. Cập nhật giá của các cơ quan chức năng thường chậm hơn thị trường vài nhịp. Thực tế là hiện nay, tôi đang bán lợn hơi với giá quanh ngưỡng 60.000 đồng/kg, gần sát với giá thành chăn nuôi” – ông Nguyễn Văn Hanh chia sẻ.

Sở hữu trang trại chăn nuôi lợn quy mô 2.000 con lợn, trong đó có vài trăm con nái, ông Nguyễn Văn Chiêu (chăn nuôi lợn tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai) cho biết: Do tự cung cấp được con giống, nên giá thành chăn nuôi giảm đến 20.000 đồng/kg, nhưng với tình hình giá lợn hơi giảm mạnh trong khi giá nguyên vật liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay, chăn nuôi lợn không còn hấp dẫn như trước. Trong khi đó, dịch bệnh tả lợn Châu Phi vẫn đang phức tạp, nguy cơ thua lỗ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Theo ông Dương Tất Thắng - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), những trang trại tự cung cấp được con giống, giá thành lợn hơi khoảng 55.000 đồng/kg, nhưng những hộ phải mua lợn sữa, giá thành tăng vọt lên mức 67.000-68.000 đồng/kg.

“Với mức giá này, người chăn nuôi nhỏ lẻ hiện đang cầm cự hòa vốn” – ông Dương Tất Thắng cho biết.

Trong khi đó, dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang đe dọa đàn lợn trong nước. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết: Hiện nay, cả nước có 371 ổ dịch tại 117 huyện của 32 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Tính đến ngày 5.7.2021, ước tổng số lợn tiêu hủy là 27.594 con.

Chăn nuôi gia cầm cũng gặp khó khăn

Không chỉ riêng chăn nuôi lợn, những hộ chăn nuôi gia cầm cũng đang gặp nhiều khó khăn do giá gia cầm dù tăng nhưng vẫn ở mức thấp, chưa bắt kịp điểm cho lãi. Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù giá gà thịt tăng 28,5% tại miền Bắc, 10,4% tại miền Trung và 5,5% tại phía Nam.

Hiện nay giá gà thịt trắng công nghiệp 27.000 - 29.000 đồng/kg, giá gà màu nuôi công nghiệp: 38.000 - 41.000 đồng/kg, gà thả vườn: 53.000 - 56.000 đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi gia cầm chủ yếu hòa vốn, hoặc lãi không đáng kể.

 

https://laodong.vn/kinh-te/chan-nuoi-lon-ga-da-qua-thoi-hot-bac-trieu-927419.ldo

Theo VŨ LONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.