Cha và con gái

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tối, từ sân bay Tân Sơn Nhất, tôi bắt taxi để về nhà ở Bình Thạnh, TPHCM. Anh tài xế tuổi hơn 30 đón lấy chiếc vali của tôi bằng một thái độ bình thản, dửng dưng, gương mặt không một chút cảm xúc.

Ban đầu, tôi cũng hơi khó chịu, sau lại nghĩ, chắc anh đã có một ngày làm việc không suôn sẻ gì nên thái độ không được thiện cảm mấy. Xe chạy được một đoạn, điện thoại anh gắn gần vô lăng xe reo lên. Anh bấm nghe. Tôi ngồi lặng im và nghe được đoạn thoại khá dài giữa anh với cô bé ước chừng 4, 5 tuổi. Giọng cô con gái cưng trong veo, vô tư hỏi cha đi làm có mệt không, chừng nào cha về, cha về cha nhớ mua cho con bánh nha, mẹ đi mua đồ chưa về, con ở nhà với ngoại, mẹ nói ngày mai mẹ nấu canh chua cá kho tộ cho ngoại, cha với con ăn…

Với cô con gái đang ở lứa tuổi thích quan sát, hay để ý, khoái trò chuyện, trao đổi để phát huy ngôn ngữ, người cha cứ liếc nhìn hình ảnh cô con gái xinh xắn trên điện thoại, trả lời từng câu hỏi nhẹ nhàng, ngọt ngào, tủm tỉm cười, nụ cười nhẹ mà ngập tràn yêu thương. Trò chuyện với con, gương mặt anh thư giãn, tươi hẳn. Anh hứa xong việc rồi sẽ về nhà liền, sẽ mua bánh con thích, con ở nhà ăn ngoan, ngủ ngoan nha…

Anh làm tôi nhớ cha tôi!

Nhớ lúc nhỏ, nhà neo người, hễ cha mẹ đi làm thì một là cha tha tôi vô cơ quan của cha, hai là tôi đầu quân theo chân mẹ. Ở tuổi vô tư, tôi thấy chỗ nào cũng vui như nhau, vì ở đâu cũng có các cô chú đồng nghiệp của cha mẹ yêu thương, trò chuyện, nựng nịu và hay cho bánh kẹo. Nhưng, tôi thích theo cha hơn, có lẽ vì cha là người đàn ông mạnh mẽ, cha cho tôi cảm giác yêu thương khác với mẹ, cha luôn nhẹ nhàng, yêu chiều cô con gái cưng.

Tôi thích nhất là cha đặt tôi ngồi trên vai cha, cho tôi thấy một thế giới khác, cao hơn, mênh mông và rộng lớn hơn. Trên “ngôi cao” ấy, tôi thấy mọi vật ở một góc nhìn khác, mới lạ, cuốn hút, phóng xa tầm mắt thơ trẻ khát khao khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài. Cha cũng bảo, cha sẽ luôn là đôi cánh cứng cỏi để nâng bước chân con bay nhảy an yên và hạnh phúc trên đường đời. Vậy đó, rồi từ nhỏ đến lớn, tới lúc trưởng thành, tôi yêu rồi đám cưới, sinh con, cha vẫn luôn ở kề bên “cô con gái nhỏ” để mỗi ngày tiếp tục làm người nâng đỡ bước chân, cho tôi sự bình an trong cuộc sống. Cha cũng đã trao luôn tôi “ngôi vị” quý giá nhất là tình yêu thương con gái trong trái tim cha đến cuối cuộc đời.

Nếu vừa qua không có dịch Covid-19 ập đến, tàn phá từng gia đình, náo loạn xã hội, gây bao tan thương, thì có lẽ, cha sẽ còn sống bên tôi nhiều năm nữa. Dẫu rằng, ngày cha ra đi, tuổi của cha đã bước qua con số 93. Chòm xóm, người thân, người quen hay an ủi tôi: “Ông cụ sống đến từng tuổi ấy là đã thọ lắm rồi!”, nhưng, nếu không có cơn bệnh dịch quái ác cướp cha đi, có lẽ, tôi vẫn còn được diễm phúc sống “đủ đầy” tình yêu thương bên cha nhiều năm sau nữa.

Tôi vẫn luôn nhớ cha, một người lính từng tham gia chiến tranh, ngoan cường trước kẻ thù xâm lược đất nước, một người lính thời bình gương mẫu, thanh liêm, chính trực, kiên định, một người cha luôn yêu thương vợ con, tỉ mỉ chăm sóc gia đình. Cha nấu ăn rất ngon. Ánh mắt và nụ cười của cha hiền lành. Cuộc sống của cha giản đơn, dung dị. Cha của tôi đó, người tôi luôn yêu kính bằng tất cả trái tim... Rồi ngày buồn thương ấy cũng ập đến, thân thể cha bất lực trước bạo bệnh. Trước khi chia xa, cha vẫn ráng mở mắt nhìn con gái, để thấy con bình an, để thấy con luôn bên cha… rồi cha xuôi tay!

Thời gian qua nhanh quá, mới đó đã gần 2 năm. Ngày giỗ của cha đang đến thật gần. Những ngày tháng này, đứa con gái bé nhỏ của cha lại càng nhớ nhung cha da diết hơn bao giờ hết!

Có thể bạn quan tâm

Bước chạy trong mây

Bước chạy trong mây

Một cuốc chạy bộ ngẫu hứng, từ bờ biển Mân Thái lên đỉnh Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) cho tôi vỡ ra nhiều điều. Tôi tự nhủ mình đang có những bước chạy trong mây...

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.