Tản mạn lúc buông diều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Khi đi ngang qua khoảnh đất trống khá rộng trong thành phố vào những buổi chiều muộn, tôi thường thấy một vài phụ huynh dắt con ra thả diều. Những cánh diều đủ màu sắc chao liệng giữa trời chiều thường khiến tôi chậm lại.

Chơi diều là thú vui không chỉ dành riêng cho con trẻ, nó có sức mê hoặc cả với người lớn. Còn nhớ lúc nhỏ, tôi được tham gia làm những con diều đầu tiên là cùng với rất nhiều người lớn trong làng. Những người lớn tuổi nhất phụ trách chính, rồi phân công công việc cho từng người. Thanh niên trai tráng thì đi tìm tre, phải là những cây tre đực già, vừa có độ cứng chắc, nhưng lại phải vừa có độ dẻo dai nhất định để tạo ra bộ khung diều. Tre chặt xong được ngâm dưới bùn ao, rồi để trên gác bếp một thời gian, sau đó mới chẻ ra từng thanh để vót. Vót khung diều là việc của những người nhiều kinh nghiệm, sau đó, những thanh tre được chuốt cho thật bóng, rồi dùng dây kẽm cố định lại bộ khung cho chắc chắn. Đám trẻ con chúng tôi lúc ấy chỉ được tham gia phết hồ dán lên giấy theo sự hướng dẫn của người lớn.

Có lẽ kỳ công nhất trong quá trình hoàn tất một con diều là công đoạn làm sáo diều. Từ chọn tre làm sáo, đến sấy uốn tạo hình, lấy thanh sắt nhọn hơ lửa thật nóng để dùi các lỗ trên ống sáo, thử âm thanh… tất cả đòi hỏi sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Con diều làm chung ấy thường rất lớn và được đem thả trên cánh đồng làng. Mùa hè, tiếng sáo diều vi vút vọng suốt dọc tuổi thơ của chúng tôi.

Minh họa: Huyền Trang ảnh 1

Minh họa: Huyền Trang

Chúng tôi cũng thường tự làm lấy những con diều nho nhỏ để mang theo trong những buổi chăn trâu cắt cỏ. Thời ấy, thứ gì cũng phải chắt chiu. Giấy vở học xong cất thật kỹ, hết năm học đem ra ngồi tỉ mẩn tách làm đôi, sao cho tờ giấy thật mỏng mà không bị rách, khi dán lên cánh diều sẽ nhẹ, bay được cao hơn. Đứa nào khéo tay thì chấm thêm cho diều đôi mắt, phác thêm đôi cánh hoặc dán thêm mấy cái đuôi nheo…

Những buổi chiều ngồi trên triền đê mượt cỏ, nhìn cánh diều múa lượn trên nền trời trong xanh, gió từ biển thổi vào mang theo biết bao ước mơ của chúng tôi bay lên cùng những cánh diều khi ấy. Tôi nhớ nhiều chuyện lắm, nhưng có lẽ, nhớ nhất là những lần chúng tôi thút thít khóc mãi vì con diều "quý như vàng" của mình đứt dây bay đi mất. Nếu phải ví một nỗi tiếc nuối thật lớn lao trong cuộc đời này với một điều gì đó thì với tôi, đó chính là cảm giác hẫng hụt, khi trong tay mình vẫn cầm sợi dây, nhưng không có cách nào để tìm lại con diều, giữa mênh mông đồng ruộng và bao la đất trời.

Người ta coi chơi diều là một thú vui. Khi cánh diều bén gió và rướn mình lên trời cao, dường như nó mang theo rất nhiều điều. Có khi, đó là những ước mơ ngô nghê của trẻ nhỏ, đôi lúc có thể lại là tâm trạng đang rối bời của những người lớn. Thả diều không phải là trò chơi vội, phải có thời gian và không gian, đủ để con diều có thể chao liệng theo cánh gió trên một khoảng trời riêng của nó. Người chơi diều cần kiên trì, nhẫn nại, cả sự tập trung và khéo léo vừa đủ để điều khiển diều bay lên cao mà không vuột mất khỏi tầm tay.

Bây giờ, không còn phải kỳ cụi ngồi chẻ tre rồi cắt dán để làm diều nữa. Chỉ mất vài phút ghé một cửa hàng tạp hóa là có thể chọn cho mình một con diều tùy theo nhu cầu. Những con diều với đủ hình dáng, kích cỡ, màu sắc, đáp ứng thị hiếu đa dạng của mỗi người. Nhưng thú thật là tôi vẫn thích những con diều được làm thủ công, có lẽ phần nhiều bởi sự độc nhất ở mỗi chiếc, không phải là hàng loạt giống nhau. Thỉnh thoảng đưa con đi thả diều, tôi dạy con cách buông diều, cách thả dây, cách điều khiển ra sao để diều không bị rơi xuống... Thỉnh thoảng, tôi lại kể với con về ngày xưa, như là một cách chia vợi đi những thương nhớ luôn ứ đầy trong lòng mình và tôi cùng con tham gia vào trò chơi thật sự.

Những lúc nhìn cánh diều rướn mình vào bầu trời, giữa những dải mây trắng xốp, tôi thấy mình như cũng được nhấc bổng lên. Đời người, có lẽ hạnh phúc nhất là được tự do chao liệng trên khoảng trời của riêng mình, song lại luôn có một sợi dây níu giữ mình khỏi những vùng không an toàn khác. Những níu giữ ấy sẽ khiến ta sống có trách nhiệm, ý thức được những giới hạn vừa đủ, để cảm thấy an vui.

Cũng có đôi khi, tôi rất nhớ cảm giác hẫng hụt, tiếc đến rỗng người khi cánh diều bứt khỏi sợi dây, bay mất hút vào một khoảng không nào đó. Nhưng nhớ như vậy cũng là để nhắc mình biết thương quý hơn những gì mình đang nắm giữ trong tay.

Có thể bạn quan tâm

Thu về trong màu hoa thạch thảo

Thu về trong màu hoa thạch thảo

Đó là những ngày mà hoa thạch thảo đã bắt đầu nở rộ trong khu vườn yên tĩnh, từ đây nhìn lên khoảng trời trong veo, có thể bắt gặp mây trắng bay lững lờ và thỉnh thoảng có cánh chim bay ngang mang theo bao niềm thương, nỗi nhớ...
Quảng ơi

Quảng ơi

Nắng tháng chín luồn qua mấy cái nóc nhà rồi thả giọt vàng loang lên từng bờ tường. Gió cũng ngoan hơn không hộc tốc phả cái hanh nồng lên thị thành. Giọng bà vé số như còn ngái ngủ sau một đêm mưa mát lành. Bả kéo cái ghế, ngoắc cha già bolero biểu cho ly phê sữa đi cha nội. Nay tui mần việc lớn nhen, tui dắt ông Quảng đi chợ. Cha nội đó mắc chi mà cứ nằng nặc đòi đi chợ. Giọng chát khó nghe thí mồ. Nhìn ổng cứ khắc khổ, cái mặt chẳng có mùa xuân. Nếp nhăn ổng xếp li như đất miền Trung cằn cỗi nứt toạc lên phận đời người xứ đó. Xứ gì khô đến đất còn nứt. Huống chi con người ta.
Chiếc máy cassette cũ

Chiếc máy cassette cũ

(GLO)- Chị gọi điện, bảo tôi đi làm về sớm thì ghé nhà. Lúc tôi đến, thấy chị đã để sẵn 2 chiếc máy cassette cũ, 1 chiếc dùng cho băng, chiếc còn lại vừa dùng băng vừa dùng đĩa. Chị bảo, biết tôi thích sưu tầm đồ cũ nên để dành cho, chứ để không vài bữa nữa, lỡ anh đem bán đồ cũ, lại phí. Hai cái máy cassette cũ, nếu tính giá trị vào thời điểm những năm 90 của thế kỷ trước có thể bằng cả một gia tài. Ôm chiếc máy cassette trên tay, những ký ức chợt ùa về trong tôi.
Núi sông đồng ruộng

Núi sông đồng ruộng

(GLO)- Tôi mở album và ngắm nhìn những tấm hình chụp cảnh núi sông đồng ruộng, những nơi tôi đã từng ngang qua. Đất nước mình, nơi nào cũng đẹp quá! Tôi đã từng thốt lên với các bạn tôi như vậy, khi có dịp kể về những nơi mình đã từng được đặt chân đến.
Đi tìm mùa thu ở phố núi

Đi tìm mùa thu ở phố núi

(GLO)- Pleiku mấy hôm nay có mưa. Những cơn mưa chính mùa ào đến rồi đi, bất chợt, tự nhiên như người khách trọ đã quen nơi ăn chốn ở. Đất Tây Nguyên vốn hồn nhiên, phóng khoáng và mến khách, nắng hay mưa gì cũng hào sảng đón tiếp, dẫu đi trong nắng hay về trong mưa-hẳn 6 tháng ròng-chẳng ai thấy khó chịu.
Sắc màu thanh xuân

Sắc màu thanh xuân

Tôi đã từng nghe ở đâu đó rằng, thanh xuân như một cơn mưa rào, ào ào chốc lát rồi lại tạnh. Thanh xuân cũng là một cơn gió, thoảng qua đời rất nhẹ, khẽ thôi rồi vội trôi đi. Ai cũng từng có một thời thanh xuân đẹp nhất đời mình, đó là giai đoạn đầy màu sắc, đầy cuồng nhiệt và cũng là giai đoạn chứng kiến bao thay đổi.

Gương mặt thơ: Phan Tùng Sơn

Gương mặt thơ: Phan Tùng Sơn

(GLO)- Tôi rất nể những người làm báo mà vẫn làm thơ được, bởi hai cái món này nó rất nghịch nhau. Thêm nữa lại sống ở những nơi đô hội, nhộn nhịp tưởng như không còn thời gian để mà sống chậm. Làm thơ cần có thời gian để suy ngẫm, để lắng đọng cảm xúc, để quan sát, để liên tưởng. Để có bài thơ 4 câu nhiều khi phải suy ngẫm, dồn nén cảm xúc cả tháng trời.

Mùa thu đã về

Mùa thu đã về

(GLO)- Khi tôi ngẩng đầu lên thì chiếc kim đồng hồ đã lẳng lặng đi đến cái đích của một ngày. Khép cửa bước ra đường, nắng đã nhạt, gió đã đem về se lạnh, lá bắt đầu vương trên hè phố. Mùa thu đã đến thật rồi!

“Về đồi sim ta nhớ người vô bờ”

“Về đồi sim ta nhớ người vô bờ”

(GLO)- Quê tôi, vùng trung du đất cằn, nhiều đồi nên mọc đầy cây mua, cây sim. Mùa hạ, hoa sim, hoa mua nở tím đồi nương, ong bướm dập dìu trong nắng. Khi những chùm trái móc chín đen thì hoa sim bắt đầu rụng dần. Và, lũ trẻ chúng tôi khi ấy lại háo hức chờ mùa sim chín, trong cái nắng dịu dần của miền Trung.
Có nghe Thu về

Có nghe Thu về

Tiếng chim hót lảnh lót làm hắn giật mình thức giấc. Vươn vai, vặn mình, hắn mở hé cánh cửa sổ, khẽ rùng mình vì một cơn gió khô mà lành lạnh.
Ong ruồi

Ong ruồi

(GLO)- Chính xác thì chúng là ong mật, nhưng người quê tôi quen gọi thế. Thực tình cũng không sai mấy, bởi bộ dạng chúng giống y… con ruồi. Hơn nữa, cung cách chúng xúm xít quanh bánh tổ lại càng giống. Đó là một trong số các loài sâu bọ hiếm hoi được con người chấp nhận nuôi nấng, thuần dưỡng (cho dù lâu lâu vẫn bị chúng nổi giận đốt cho… sưng mắt!).
Lời hẹn mùa hè

Lời hẹn mùa hè

“Bống nhé, có một dịp nào đó ngang qua đất Huế, mời Bống ghé nhà Rốt chơi. Rốt sẽ dẫn Bống đi thăm Huế, nơi mà chắc bạn mới chỉ nghe nói trong thơ, trong nhạc mà thôi”.
“Bức xúc không làm ta vô can”

“Bức xúc không làm ta vô can”

(GLO)- Câu chuyện tân Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 Huỳnh Trần Ý Nhi với những phát ngôn “vạ miệng” gần đây khiến cộng đồng mạng dậy sóng làm tôi nhớ đến cuốn sách “Bức xúc không làm ta vô can” của tác giả Đặng Hoàng Giang.
Đi vắng... khỏi đám đông

Đi vắng... khỏi đám đông

(GLO)- Tôi đã có những ngày liên tục di chuyển đến những nơi không sóng điện thoại, không internet. Và thú thực, cảm giác dễ chịu đến độ… cứ muốn ở mãi đấy. Một thế giới ríu rít cỏ lá, vời vợi trời mây, thênh thênh gió và thủ thỉ những câu chuyện như thể lạc về một tháng năm nào đó đã từng là của mình.
Khu vườn nhỏ của tôi

Khu vườn nhỏ của tôi

(GLO)- Cũng đã lâu lắm rồi, tôi chưa có dịp về thăm nhà cũ, nơi gắn bó suốt một thời ấu thơ. Nhưng tôi vẫn nhớ như in khung cảnh nơi này, nhất là con dốc nhỏ lấp đầy sỏi đá dẫn lên triền đồi. Cuối dốc là ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa vườn cây bốn mùa hoa trái.
Nhà có hoa đỏ

Nhà có hoa đỏ

Khi học lên cấp ba, Quang ở trọ gần trường; chiều thứ Bảy lại hăm hở cuốc bộ hai mươi cây số về nhà, với đôi chân rã rời. Cơn đói giục bước, lại khiến đoạn đường dài ra.
Mưa giăng phố núi

Mưa giăng phố núi

(GLO)- Nhà thơ Lê Hồng Thiện từ Hưng Yên vào, gọi điện cho tôi: Mưa thế này có ngồi với nhau được tí không nhỉ? Thì ngồi chứ, Pleiku đang “chính mưa”, cơn mưa lúc sáng như trút, phố trắng mờ. Lái xe đi đón bác Thiện, tôi nhắn thêm nhà thơ Hương Đình và Phạm Đức Long tới quán cà phê quen ngồi chờ.