Chả cá thác lác Ayun Hạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gần chục năm nay, nhiều hộ dân ở thôn Thanh Thượng A (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã gắn bó với nghề làm chả cá thác lác. Nguyên liệu dồi dào ở hồ thủy lợi Ayun Hạ, vị ngon ngọt mang lại khiến chả cá thác lác Ayun Hạ được nhiều người biết đến, thị trường tiêu thụ rộng khắp, trở thành đặc sản của địa phương.
Thôn Thanh Thượng A nằm dưới chân đèo Chư Sê, là cửa ngõ đi vào lòng hồ Ayun Hạ. Nhận thấy nguồn cá thác lác dồi dào nên nhiều hộ dân đã chế biến thành chả cá. Bà Đinh Thị Kỳ-chủ cơ sở chả cá thác lác Cô Sáu là người đã gắn bó với nghề lâu nhất ở vùng này. Bà Kỳ cho biết: “Cá thác lác có thịt trắng, ngọt nhưng nhiều xương nên khó ăn. Thấy những người Bình Định lên làm nghề chài lưới ở hồ Ayun Hạ chế biến thành chả cá nên tôi học theo và gắn bó với nghề này được 8 năm, khách hàng sử dụng đều rất thích và khen ngon. Hồ Ayun Hạ có nhiều loại cá nhưng chỉ có cá thác lác làm chả là ngon nhất”.
  Bà Nguyễn Thị Cẩm Lệ (bìa phải) đã gắn bó với nghề làm chả cá thác lác được 5 năm.  Ảnh: P.L
Bà Nguyễn Thị Cẩm Lệ (bìa phải) đã gắn bó với nghề làm chả cá thác lác được 5 năm. Ảnh: P.L
Theo bà Kỳ, muốn chả ngon thì cá phải tươi, thịt có màu trắng, cơ thịt săn chắc. Tuyệt đối không dùng cá ươn vì sẽ mất đi vị thơm ngon. Các công đoạn làm chả cá từ khâu sơ chế đến thành phẩm phải thật tỉ mỉ. Cá thác lác sau khi đánh bắt sẽ được rửa sạch, ướp lạnh khoảng 5 giờ đồng hồ để thịt cá dễ lóc.  Dùng dao lóc thịt cá theo chiều sống lưng để tách phần xương, sau đó, dùng thìa nạo lấy thịt, bỏ phần da. Gia vị để làm chả cá gồm ớt quả, hành tím, tỏi, tiêu, bột ngọt, muối. Trộn đều thịt cá và gia vị rồi cho vào cối giã bằng tay. Thường thì 500 g thịt cá một lần giã. Chả cá thác lác càng giã nhuyễn thì gia vị càng ngấm, càng dẻo và ngon. Khi giã xong thì cho vào túi ni lông rồi bảo quản lạnh, như vậy sẽ giữ được lâu hơn.
Bà Nguyễn Thị Cẩm Lệ-chủ cơ sở chả cá thác lác Cẩm Lệ-cũng là người đã gắn bó với nghề làm chả cá được 5 năm. Theo bà Lệ, cá thác lác ở hồ Ayun Hạ nhiều nhất vào khoảng tháng 1 và tháng 2 Âm lịch. Sau một ngày đánh bắt, cá được chở ra tận nhà cho các chủ làm chả cá. Trung bình 1 kg cá tươi làm được khoảng 500 g chả cá. Hiện tại, giá bán tại cơ sở là 240.000 đồng/kg.
Chính vì sự cẩn thận, tỉ mỉ trong cách lựa chọn, chế biến và bảo quản nên chả cá thác lác Ayun Hạ được rất nhiều người biết đến. Trung bình mỗi ngày, bà Lệ bán được 30 kg chả cá, nhiều khi không đủ cung cấp cho khách hàng. Chả cá thác lác ở Ayun Hạ cũng được nhiều khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội biết đến và đặt hàng. Anh Bùi Văn Sơn-một khách hàng thường xuyên của đặc sản chả cá Cẩm Lệ-nhận xét: “Chả cá có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như: chả cá thác lác chiên, canh khổ qua nhồi chả cá thác lác. Da cá thác lác sau khi đánh vảy, phơi khô làm gỏi ăn cũng rất hấp dẫn. Gia đình tôi thường mua chả cá để làm quà cho người thân ở quê”.
Trên địa bàn xã Ayun Hạ hiện có 5 cơ sở chuyên làm chả cá thác lác. Ông Trịnh Thuyết-Chủ tịch UBND xã Ayun Hạ-cho biết: “Đặc sản chả cá thác lác ở Ayun Hạ được nhiều người biết đến. Chính vì thế, UBND xã đang chuẩn bị hồ sơ để xin cấp thương hiệu đặc sản chả cá thác lác Ayun Hạ. Để bổ sung nguồn nguyên liệu, việc thả cá ở hồ Ayun Hạ cũng được địa phương thực hiện thường xuyên. Cùng với các địa điểm du lịch thú vị cho du khách ở hồ thủy lợi Ayun Hạ, Khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Quốc gia Plei Ơi, đặc sản chả cá thác lác sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển”.
Thủy Bình

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.