Câu chuyện giữ bí mật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Câu chuyện của những người trong cuộc mỗi chuyến đi về, người còn người mất… thì vẫn còn nhiều bí ẩn. Nhưng mỗi chuyến đi yếu tố quan trọng nhất, đảm bảo cho thành công vẫn là: Bí mật. Ông Mã Thiện Đông sau này vẫn còn nhớ chuyện một chuyến đi: Cùng với đường Trường Sơn, con đường biển Đông oằn vai gánh nặng hai đầu đất nước. Tàu không số vận chuyển vũ khí vào Nam, cứ lặng lẽ âm thầm như những cái bóng ra đi không một tiếng còi, khi trở về lặng lẽ. Không số, không quân phục, quanh năm là “dân đánh cá, vận tải biển”. Khéo ngụy trang, đánh lừa địch trên biển, quyết đoán, sáng tạo, dũng cảm trong mọi tình huống là kim chỉ nam cho hành động. Tất cả chiến sĩ quả cảm Đoàn 125 chung một lời thề: Ra đi là xác định cảm tử; ra đi là quyết hoàn thành nhiệm vụ, dù có phải hy sinh!

Bia tưởng niệm đường  Hồ Chí Minh trên biển.
Bia tưởng niệm đường Hồ Chí Minh trên biển.
Bí mật là yếu tố số một để thành công. Nguyên tắc bí mật được đặt lên hàng đầu với lời nguyện: Sống để dạ, chết mang theo. Bằng mọi giá, không được để lộ con đường vận chuyển vũ khí trên biển Đông, nhận nhiệm vụ là không tiếp xúc với người thân. Hồi đầu, các thủy thủ trên tàu đều là người Nam ra hoặc Nam tập kết được tuyển vào Hải quân. Ngay sau đó lực lượng phát triển mạnh, thanh niên các tỉnh miền Bắc tham gia đoàn tàu không số rất đông. Có đồng chí tập kết xa nhà hàng chục năm, nay tàu về ngay quê hương, bất ngờ thấy vợ trong đoàn du kích ra nhận vũ khí, đã lánh mặt xuống tàu, ngậm ngùi nhìn qua cửa sổ nhỏ trông lên. Bến Đồ Sơn dân phải đi sơ tán triệt để. Tư trang , đồ dùng tất cả đều không còn vết tích dấu hiệu miền Bắc. Hành trình đi và đến, chỉ huy tàu mới biết, nhưng kinh nghiệm từng trải, anh em chỉ đoán: Nếu phát quần áo mũ giải phóng, dép râu là vào khu 5; nếu bà ba, không dép là Bạc Liêu, Bến Tre rồi. Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất vui khi nghe anh em báo cáo kết quả, ông vẫn căn dặn: Các đồng chí thử nghĩ coi, tờ báo Quân đội Nhân dân in ở Hà Nội, một tuần sau đã có mặt ở Cà Mau. Nó vào bằng đường nào!


Thủy thủ trên tàu chấp hành nguyên tắc bí mật, nhưng tính khí chân chất ngay thẳng của người Nam bộ đôi khi ngoài lệ một chút. Mấy tờ báo Nhân dân, Quân đội, mấy gói thuốc Điện Biên, trà Ba Đình vẫn có người giấu mang vào cho anh em ở bến thưởng thức.

Tàu vào khẳm, tàu ra nhẹ, lấy gì nghi trang. Ở Cà Mau thì xếp củi đước xuống tàu. Củi về đến Đồ Sơn, phải vận chuyển lên tống vào bãi lầy trong khe núi. Có anh vừa vác vừa than:-Tiếc quá, ở nhà thầy u toàn đun bằng rơm rạ, giá mà có đống củi này thì cứ là nấu sướng quanh năm. Ở Bến Tre chỉ có dừa nước, trái và thậm chí cả bặp dừa, ngụy trang cho đầy tàu để chở. Ra tới miền Bắc, anh em tống hết xuống sông. Cái giống dừa nước sống khỏe như cỏ dại, chẳng bao lâu sau, dừa mọc từng đám từng lùm ở vùng Thủy Nguyên. Một người quê Bến Tre tập kết sửng sốt thốt lên: - Loại dừa nước này chỉ Nam bộ mới có, sao tự nhiên lại mọc ở đây!

Lữ đoàn 125, hai lần được tuyên dương danh hiệu: “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vào 1-1-1967 và 3-6-1976; 3 Huân chương Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì); 2 Huân chương Chiến công (1 hạng nhất; 1 hạng nhì); được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tặng lẵng hoa năm 1969. Và các tàu: Tàu 41, tàu 42, tàu 154, tàu 505, tàu 165 (năm 2001) và nhiều cá nhân như Đặng Văn Thanh, Hồ Đức Thắng, Nguyễn Phan Vinh, Nguyễn Văn Hiệu… được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Rồi anh ta tìm đến các tàu vận tải để hỏi xem-Có phải các anh đã vào tận Nam bộ mang giống dừa này ra đây không? Thế là các lùm dừa lập tức phải phá đi. Ban bảo vệ đoàn cử ngay người theo dõi xem cái anh chàng nhận ra dừa nước quê hương kia có còn “tìm hiểu” gì nữa không?


Giữ bí mật là nguyên tắc cao nhất, các chiến sĩ trên tàu không được phép tiết lộ nhiệm vụ của mình với ai. “Sống để dạ, chết mang đi” “Thấy không hỏi, biết không nói” nhổ neo lặng lẽ, trở về âm thầm, không tiếng còi tàu, không lời chào hỏi, ai cũng tình nguyện đặt nhiệm vụ quan trọng lên trên hết, chấp hành nghiêm minh. Tất cả các thư từ cá nhân đều được kiểm duyệt kỹ càng trước khi gửi. Mọi ngõ ngách riêng tư thầm kín nhất trong tâm hồn, tư tưởng đều phải báo cáo tổ chức. Có anh lính trẻ, vì muốn người yêu tin tưởng, trong lúc tâm sự, lỡ nói đến đơn vị của mình, sau đó cô nàng hỏi thăm tìm đến đơn vị. Cán bộ bảo vệ đi điều tra về cô gái. Tuy không có vấn đề gì nhưng anh chiến sĩ này biết mối lo của đoàn nên từ đó trốn biệt tăm không liên lạc với người yêu nữa, đành cắn răng chịu đựng tiếng phụ tình! Sau đấy anh hy sinh ở vùng biển phía Nam, khiến cho người yêu không bao giờ biết vì sao chàng thủy thủ đẹp trai, người yêu của mình tự nhiên lại biệt tăm biệt tích.

Tất cả vì nhiệm vụ vận chuyển vũ khí trên biển Đông!

Con đường vận chuyển chiến lược trên biển với bao kỳ công để giữ bí mật. Từ tháng 10-1962 đến 2-1965 chưa đầy 3 năm, ta đã chuyển 88 chuyến tàu với 5.500 tấn vũ khí vào miền Nam thành công.
Quang Tiến (s.t)

Có thể bạn quan tâm

Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.