Canh tác hữu cơ để xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác theo hướng hữu cơ, một số vườn cà phê, chanh dây của các hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn cho năng suất, chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng.

Kiên định làm nông nghiệp sạch

Dẫn chúng tôi dạo quanh vườn cà phê, bà Nguyễn Thị Thảo (thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) cho biết: Trước đây, bà sử dụng lượng phân bón hóa học nhiều khiến năng suất giảm dần. Từ đó, bà luôn trăn trở và bắt đầu dành thời gian tìm hiểu về sản xuất sạch để bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho gia đình và người tiêu dùng.

“Năm 2017, qua các trang mạng xã hội, tôi biết đến chương trình “Nông nghiệp tử tế” với những thông tin về phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ từ chế phẩm vi sinh vật bản địa (IMO). Từ đó, tôi quyết tâm theo đuổi mô hình nông nghiệp hữu cơ sử dụng chế phẩm IMO từ đạm cá, đạm đậu nành, đồng thời bổ sung thêm vi lượng giúp vườn cây phát triển tốt hơn”-bà Thảo chia sẻ.

Nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ nên vườn cà phê của gia đình bà Thảo luôn cho năng suất ổn định. Năm ngoái, trong khi nhiều vườn cà phê bị mất mùa thì 1.000 cây cà phê của gia đình bà cho năng suất hơn 4 tấn nhân, lợi nhuận thu về hàng trăm triệu đồng.

Cà phê nhân chất lượng cao được ông Cách trữ trong kho. Ảnh: P.N

Cà phê nhân chất lượng cao được ông Cách trữ trong kho. Ảnh: P.N

Cũng chọn canh tác theo hướng hữu cơ, hơn 3 ha cà phê của ông Phạm Doanh Cách (làng Ngai Ngó, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) luôn cho năng suất ổn định.

Ông cho biết: Năm 2022, trong một chuyến tham quan học hỏi về quy trình chăm sóc cà phê bền vững tại xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh), ông có thêm thông tin về chế phẩm IMO cũng như được hướng dẫn cách tự sản xuất phân hữu cơ để bón cho vườn cà phê.

“Nhờ canh tác theo hướng hữu cơ nên chi phí đầu tư cho vườn cây giảm hơn 1/3 so với trước đây, trong khi năng suất đạt cao. Quan trọng nhất là vườn luôn xanh tốt nhờ phương pháp bón phân theo đường ống tưới tiết kiệm giúp cây phát triển ngày càng bền vững, vừa không ảnh hưởng sức khỏe lại đỡ công lao động”-ông Cách nói.

Theo ông Cách, năm ngoái, gia đình thu được 5 tấn nhân cà phê/ha. Để cà phê đạt chất lượng cao, ông đã làm sân bê tông, xây dựng kho chứa, lắp đặt hệ thống nhà màng để phơi sấy đạt hiệu quả. Gia đình ông hiện còn 15 tấn cà phê nhân chất lượng cao trong kho. Với giá bán trên 100 ngàn đồng/kg, như vậy gia đình thu hơn 1,5 tỷ đồng.

Ông Phạm Doanh Cách (làng Ngai Ngó, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) tự sản xuất phân hữu cơ để bón cho vườn cà phê. Ảnh: P.N

Ông Phạm Doanh Cách (làng Ngai Ngó, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) tự sản xuất phân hữu cơ để bón cho vườn cà phê. Ảnh: P.N

Trồng chanh dây hữu cơ để xuất khẩu

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật theo hướng hữu cơ, 5 năm qua, 4 ha chanh dây của ông Bùi Văn Toại (làng Thông Ngó, xã Ia Kênh, TP. Pleiku) cũng cho năng suất ổn định, đều đặn xuất bán sang thị trường châu Âu mỗi năm vài chục tấn, thu về hàng tỷ đồng.

Ông Toại cho hay: Để chanh dây có thể xuất khẩu sang thị trường châu Âu không còn cách nào khác là trồng theo hướng hữu cơ, nói không với phân bón hóa học. Ngoài ra, giàn khung vườn chanh phải được đầu tư bằng các trụ bê tông cách nhau 1,2 m, hàng cách hàng 8 m, đảm bảo thoáng mát, đủ ánh sáng mặt trời giúp cây và quả phát triển tốt. Phía dưới vườn lắp đặt hệ thống tưới phun mưa tận gốc nhằm đảm bảo đủ lượng nước tưới phủ rộng cho vườn cây.

“Vì áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên chi phí đầu tư 1 ha chanh dây dao động khoảng 250 triệu đồng. Nhưng bù lại, chất lượng vườn cây tốt hơn, quả chanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu”-ông Toại thông tin.

Chanh dây được anh Toại lựa chọn rất kỹ lưỡng trước khi xuất sang châu Âu. Ảnh: P.N

Chanh dây được anh Toại lựa chọn rất kỹ lưỡng trước khi xuất sang châu Âu. Ảnh: P.N

Theo ông Toại, điều quan trọng là chọn được giống đạt chất lượng, bón phân cân đối và đặc biệt phải quản lý được sâu bệnh hại. Chính vì vậy, ông đã liên kết với Công ty cổ phần Nafoods Group để được hướng dẫn về quy trình chăm sóc cũng như lựa chọn cây giống chanh dây.

Nhờ đó, vườn chanh dây của ông xuất khẩu sang châu Âu khoảng 60 tấn quả/năm. Với giá bán loại 1 là 45 ngàn đồng/kg, loại 2 khoảng 30 ngàn đồng/kg, gia đình lãi hơn 200 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí.

Ông Lê Quang Toản-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kênh-đánh giá: Địa phương luôn khuyến khích và ủng hộ những hộ dân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ để đảm bảo được chất lượng và năng suất của sản phẩm, hơn nữa còn giúp bảo vệ môi trường. Vườn chanh dây hữu cơ của gia đình ông Toại là một ví dụ điển hình, mở ra triển vọng mới cho phương thức sản xuất này.

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).