Cảnh báo thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Do số ca mắc Covid-19 liên tục tăng nên nhu cầu mua thuốc điều trị của người dân càng lớn. Lợi dụng tình hình này, nhiều đối tượng hoạt động kinh doanh thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ nhằm trục lợi, làm nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân.
Hiện nay, trên các diễn đàn, mạng xã hội như: Facebook, Zalo xuất hiện nhiều đối tượng kinh doanh các loại thuốc với mẫu mã, bao bì có in chữ nước ngoài, được giới thiệu là thuốc điều trị Covid-19 của Nga, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc… nhập về qua đường “xách tay” với đủ các mức giá và được nhiều người sử dụng như: Arbidol thành phần là Umifenovir, Areplivir thành phần là Favipiravir. Điều đáng nói là trên bao bì các loại thuốc này không có nhãn phụ hướng dẫn liều lượng và cách thức sử dụng, tất cả đều do người bán hướng dẫn trực tiếp. Trong đó, một số người bán thuốc trên mạng chỉ là làm kiếm thêm thu nhập, còn chuyên môn chính không liên quan đến lĩnh vực y, dược. Nhưng khi khách hỏi mua thuốc, họ đều tư vấn như những người có chuyên môn và có vẻ hiểu biết về thành phần, công dụng, liều lượng sử dụng các loại thuốc.
Trước tình trạng thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc bày bán tràn lan trên thị trường, các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên tự ý tìm mua và sử dụng thuốc trị Covid-19 theo thông tin truyền tai bởi mỗi loại thuốc chỉ được dùng trên một số đối tượng bệnh nhân Covid-19 nhất định và phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc không đúng loại, đúng liều lượng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng. Vì vậy, khi người dân phát hiện mình là F0 cần hết sức bình tĩnh và liên hệ ngay đến các cơ quan chức năng để được hướng dẫn. Việc điều trị, sử dụng thuốc cần có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ, người có chuyên môn. Ngoài ra, người dân tránh việc tích trữ thuốc vì dễ gây tình trạng người cần không có, người có lại không cần.
Theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19-11-2015 của Chính phủ, hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Còn theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28-9-2020 của Chính phủ thì hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh chưa được phép lưu hành hoặc mới thử nghiệm, chưa được phép sản xuất, nhập khẩu có thể bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng. Ngoài ra, trong trường hợp gây chết người hoặc tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự. Người bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng có thể bị xử lý hình sự với hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
Mỗi người dân hãy là một người tiêu dùng thông minh, đừng để những kẻ xấu trục lợi trên sức khỏe, tính mạng của bản thân mình, tránh tiền mất, tật mang.
TÔ THẢO NHIÊN

Có thể bạn quan tâm

Tặng nhiều phần quà cho người nghèo và học sinh khó khăn huyện Chư Sê

Tặng nhiều phần quà cho người nghèo và học sinh khó khăn huyện Chư Sê

(GLO)- Ngày 22-6, Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với chùa Mỹ Thạch và nhóm giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP. Hà Nội) và đoàn từ thiện TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường” cho học sinh dân tộc thiểu số và người dân khó khăn.

Lời cảm ơn

Lời cảm ơn

(GLO)- Báo Gia Lai trân trọng cảm ơn những tình cảm quý báu của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).

Pleiku: Tập huấn chuyên môn về công tác y tế trường học

Pleiku: Tập huấn chuyên môn về công tác y tế trường học

(GLO)- Trong 2 ngày (19 và 20-6), Trung tâm Y tế TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn chuyên môn về công tác y tế trường học, kiến thức vệ sinh môi trường và phòng-chống một số dịch bệnh tại trường học cho trên 40 nhân viên y tế tuyến xã, phường làm công tác y tế trường học.

null