Cảnh báo ca bệnh sốt rét ác tính nhập cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các năm gần đây, trung bình mỗi năm VN ghi nhận 100 ca sốt rét nhập cảnh. Đáng lưu ý, đã có trường hợp sốt rét ác tính, nguy cơ tử vong rất cao.

Mật độ ký sinh trùng sốt rét trong máu rất cao

Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội) thông tin về ca bệnh sốt rét nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Sau đợt điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, bệnh nhân sốt rét ác tính đang bình phục
Sau đợt điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, bệnh nhân sốt rét ác tính đang bình phục

Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi tại nhà, bệnh nhân (BN) P.T (nữ, 39 tuổi, ở Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện tại địa phương. Với biểu hiện ban đầu (sốt cấp tính, tiểu cầu giảm), các bác sĩ nghi ngờ BN mắc sốt xuất huyết dengue. Tuy nhiên, bệnh ngày càng trở nặng, BN được chuyển tuyến lên BV Bệnh nhiệt đới T.Ư.

BN nhập viện tại Khoa Cấp cứu BV Bệnh nhiệt đới T.Ư trong tình trạng sốt cao rét run, tụt huyết áp, rối loạn ý thức, suy đa tạng và tan máu, rối loạn đông máu nặng. BN được hồi sức cấp cứu, đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu. Qua khai thác dịch tễ, trước khi có triệu chứng, BN đã đi nhiều nước, trong đó có 2 tháng làm việc tại Sierra Leone (Tây Phi). Trong thời gian về lại VN, BN quá cảnh ở Ethiopia 2 giờ và tại Thái Lan 7 giờ.

Các bác sĩ tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư nghi ngờ BN mắc sốt rét vì có thời gian đến nơi có bệnh sốt rét hoành hành mạnh, và đã chỉ định thêm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu.

Bác sĩ Phan Văn Mạnh (Khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư) cho biết thêm BN có kết quả khẳng định dương tính với ký sinh trùng sốt rét plasmodium falciparum (chủng sốt rét phổ biến nhất gây bệnh sốt rét ác tính ở châu Phi hiện nay) với mật độ ký sinh trùng trong máu rất cao.

Với những người có biểu hiện sốt cấp tính kèm theo các yếu tố dịch tễ đi từ nước ngoài về, đặc biệt tại những nơi lưu hành sốt rét như các nước châu Phi, cần ngay lập tức đến BV kiểm tra để được chẩn đoán đúng, kịp thời điều trị.

"BN nhiễm sốt rét ác tính với thể bệnh nguy kịch là sốt rét thể não và có biến chứng sốc. Tại BV Bệnh nhiệt đới, mặc dù được chẩn đoán bệnh ngay từ sớm khi nhập viện, kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và dùng thuốc chống ký sinh trùng sốt rét sớm, tuy nhiên tiên lượng tử vong vẫn rất cao", bác sĩ Mạnh lo ngại.

Sau một tuần điều trị tích cực tại BV Bệnh nhiệt đới (ngày thứ 16 của bệnh), ký sinh trùng sốt rét trong máu của BN không còn. BN hết tan máu và thoát sốc, tuy nhiên vẫn phải thở máy và điều trị các biến chứng suy tạng khác. Đến ngày 9.1.2025, BN đã qua giai đoạn nguy kịch.

Lưu ý về dịch tễ để tránh chẩn đoán nhầm

Bác sĩ Mạnh thông tin: Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng plasmodium spp gây nên, thường gặp ở các quốc gia nhiệt đới. Plasmodium spp lây truyền qua trung gian muỗi Anopheles.

Sốt rét có triệu chứng điển hình bằng cơn sốt với 3 giai đoạn: rét run, sốt nóng, vã mồ hôi. Tuy nhiên, nếu không khai thác kỹ bệnh sử và biểu hiện bệnh, chẩn đoán sốt rét có thể bị bỏ qua.

Với sốt rét ác tính thể lâm sàng nặng, BN dễ bị biến chứng não, sốc, suy tạng…, các triệu chứng bệnh thường chồng chéo và gây khó khăn trong chẩn đoán, tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời.

Với những người có biểu hiện sốt cấp tính kèm theo các yếu tố dịch tễ đi từ nước ngoài về, đặc biệt tại những nơi lưu hành sốt rét như các nước châu Phi, cần ngay lập tức đến BV kiểm tra để được chẩn đoán đúng, kịp thời điều trị.

Theo Viện trưởng Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư, TS Hoàng Đình Cảnh, các năm gần đây, VN ghi nhận các ca sốt rét nhập cảnh khoảng 100 ca/năm, trong đó nhiều ca bệnh về từ châu Phi. Hiện chưa ghi nhận bất thường về các ký sinh trùng gây bệnh, tuy nhiên người bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh các diễn biến nặng.

Theo Liên Châu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

(GLO)- Tại Bệnh viện Tâm thần kinh Pleiku, nhiều bệnh nhân đang điều trị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu. Điều đáng nói, sau thời gian điều trị khỏi bệnh về nhà, họ lại tái nghiện rượu, khiến gia đình xung đột, người thân xa lánh, mái ấm đổ vỡ...

Thuốc Femancia

Gia Lai: Cảnh báo về thuốc Femancia và hai sản phẩm thực phẩm không còn hiệu lực lưu hành

(GLO)- Sở Y tế vừa ban hành văn bản thông báo thu hồi toàn bộ thuốc Femancia, số đăng ký VD-27929-17, do vi phạm mức độ 2 theo quy định của Bộ Y tế. Đây là loại thuốc có dạng viên nang cứng, chứa sắt nguyên tố (dưới dạng sắt fumarat) và acid folic, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun sản xuất.

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

(GLO)- Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, lựa chọn đồ uống phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị và cải thiện chức năng gan. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-7, tại phường Pleiku, Sở Y tế tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực y tế của 77 xã, phường khu vực phía Tây tỉnh. Trước đó, công chức cấp xã của 58 xã, phường khu vực phía Đông tỉnh đã được bồi dưỡng lĩnh vực này.

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

null