Cẩn trọng với thông tin trên internet

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi mắc căn bệnh tiểu đường gần chục năm nay, phải điều trị kiên trì tại bệnh viện với mức chi phí chỉ 5% so với số tiền mà Nhà nước bỏ ra, ấy là nhờ cái thẻ bảo hiểm y tế hưu trí. Rảnh rỗi, lại biết chút đỉnh về internet nên tôi thường tham khảo những gì liên quan đến mình qua Google.
Kiêng khem trong ăn uống là để kiểm soát và ổn định đường huyết với mong muốn được sống lâu với con cháu. Tôi lại là người không tham ăn nhưng… thích ăn, tìm thông tin tư vấn hướng dẫn về khoản này vừa là giúp mình tự hỗ trợ chữa bệnh, vừa là một cái thú rất riêng mà tôi đồ rằng 98% lượng người đang mang căn bệnh nào đó cũng giống tôi nếu biết dùng smartphone hay laptop.
Bí đỏ là món khoái khẩu của tôi, dứt khoát cần tư vấn để biết có thể tiếp tục dung nạp hay không. Ý kiến đầu tiên tôi đọc được là từ một chuyên gia có kinh nghiệm về dinh dưỡng đăng trên chuyên mục sức khỏe của một tờ báo lớn. Sau khi đưa ra những con số về thành phần, tác động tích cực và tiêu cực của chúng, vị chuyên gia khuyên cứ ăn bí đỏ thoải mái. Một bài khác của một bác sĩ nội tiết có hàng chục năm kinh nghiệm cũng đưa ra những con số tương tự nhưng kết luận ngược lại, khuyên nên hết sức hạn chế ăn.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Một số loại trái cây cũng tùy từng chuyên gia mà có lời khuyên trái ngược, riết rồi tự lắng nghe chính cơ thể mình mà thưởng thức sao cho… phải chăng. Một vài loại thực phẩm khác cũng được các chuyên gia trên internet dẫn tôi đến ngã ba đường của sự chọn lựa. Đúng là “chẳng biết đâu mà lần”. Tôi là người vốn không đặt niềm tin vào mấy nhãn hàng thực phẩm chức năng xuất hiện dày đặc trên internet và cả các kênh truyền thông lớn. Sự “không tin” này xuất phát từ chỗ từng đã tin dùng và không nhận được một kết quả tích cực nào.
Chuyện “hoa đậu biếc” là một điển hình. Sau một thời gian nóng sốt vì được lan truyền mạnh mẽ về dược tính hấp dẫn, lại rộ lên nhiều phản biện “sự thật về…” không khỏi làm số đông người đã dùng các sản phẩm của loại cây này phải hoang mang, lo lắng.
Internet là phương tiện, công cụ đã làm thay đổi thế giới. Các mạng xã hội trên nền tảng internet quá lợi hại cho nhu cầu kết nối của nhân loại. Có người cho rằng nó là làm cho người ta quá lười giao lưu trực tiếp, nhưng nó cũng có khả năng để một cự ly xa ngàn dặm trở thành không còn khoảng cách.  
Thiết nghĩ, mặt trái của một phương tiện tùy thuộc vào người dùng, internet cũng thế thôi. Trở lại chuyện tư vấn sức khỏe, người ta sẵn sàng vì lợi nhuận mà gian dối lừa đảo; phía tiếp cận thì nhẹ dạ dễ tin mà mất tiền phí sức, chẳng đạt được mong muốn chính đáng của mình.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.

Tặng con cái 600 công đất trong ngày cưới, Phó Chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị cảnh cáo về kê khai tài sản

Tặng con cái 600 công đất trong ngày cưới, Phó Chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị cảnh cáo về kê khai tài sản

Ông Bùi Văn Mến - Phó Chủ tịch UBND huyện Giang Thành (Kiên Giang) bị kỷ luật Cảnh cáo do kê khai tài sản không trung thực. Trước đó, dư luận xôn xao khi trên mạng xã hội xuất hiện video vợ ông Mến tuyên bố tặng con gái và con rể 600 công đất, ước tính trị giá khoảng 90 tỷ đồng.

Ia Grăng khó về đích nông thôn mới

Ia Grăng khó về đích nông thôn mới

(GLO)- Ia Grăng là 1 trong 2 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trong năm 2025 để huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tuy nhiên, con đường về đích NTM của xã đang rất gian nan khi chỉ mới đạt 11/19 tiêu chí.