Cần nhận thức đúng vai trò người cao tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo một số nhà nghiên cứu, người cao tuổi là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương. Điều này có phần đúng bởi người cao tuổi, do tuổi cao, sức yếu, hạn chế về tư duy, có phần bảo thủ, một số người hay lấy quá khứ của các thế hệ trước và bản thân làm chuẩn mực cho thế hệ hiện tại, rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm... Nhưng họ lại rất nhạy cảm với mọi ứng xử của xã hội, dòng họ, gia đình. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có những quy định về việc chăm sóc, bảo vệ, đi đôi với đó là phát huy tiềm năng kinh nghiệm sống của người cao tuổi để họ góp phần cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Những năm sau ngày đất nước đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận người dân đã được cải thiện đáng kể. Theo đó, tuổi thọ trung bình của nước ta cũng được tăng lên, đến năm 2007 đã lên đến 72 (tuổi thọ của người Việt Nam cao hơn mức trung bình của thế giới gần 6%), người cao tuổi chiếm trên 9,45% dân số. Từ xưa đến nay, người cao tuổi ở nước ta luôn được tôn trọng. Ngay sau khi nước nhà độc lập (năm 1945), Bác Hồ đã cho thành lập Hội Phụ lão. Đến năm 1995, kế thừa Hội Phụ lão trước đây, Hội Người cao tuổi chính thức ra đời nhằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi người cao tuổi vào tổ chức Hội, thông qua sinh hoạt, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau sống vui, sống khỏe và hạnh phúc; sống có ích cho bản thân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, xã hội... Đồng thời, động viên người cao tuổi đem kinh nghiệm, uy tín của mình góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thương nòi cho thế hệ trẻ; đem sức lực, trí tuệ còn lại của mình tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
 Bà Phạm Thị Hải Chuyền-Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam trò chuyện cùng các già làng về tham dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của già làng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ảnh: Đ.T
Bà Phạm Thị Hải Chuyền-Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam trò chuyện cùng các già làng về tham dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của già làng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ảnh: Đ.T
Biết khắc phục những điểm yếu của người cao tuổi như: sức khỏe ngày càng giảm, tư duy không phát triển, chủ nghĩa kinh nghiệm... thì đội ngũ này là một kho tàng trí tuệ nhân loại được đúc kết lại qua bao đời. Trong thực tế, chúng ta từng biết đến một Hội nghị Diên Hồng thời Trần (1285), với sự phân tích, đánh giá địch-ta, mà hội nghị ấy đã “ra nghị quyết” quyết tâm đánh thắng giặc Nguyên. Sau này, Bác Hồ và Đảng ta cũng đã nhận thấy vai trò to lớn của người cao tuổi trong xã hội. Bởi thế, có lần Bác đã nói: “Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước mất phụ lão cứu, nước suy sụp phụ lão phù trì” (Tạp chí Cộng sản tháng 5-2009). Thực tế hiện nay cũng cho chúng ta thấy, vai trò, vị trí của người cao tuổi ở địa bàn dân cư vẫn luôn được phát huy. Xuất phát từ uy tín, lòng nhiệt tình và sức lực còn lại của những người cao tuổi mà cấp ủy, chính quyền địa phương động viên, mời các cụ tham gia các hoạt động trong bộ máy hệ thống chính trị, hội, đoàn thể quần chúng, tham gia các phong trào hành động cách mạng ở cơ sở như phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nông thôn mới, tổ chức hòa giải, tham gia xử lý những mâu thuẫn trong gia đình, cộng đồng ở cơ sở; gương mẫu trong cuộc sống bản thân, giáo dục con cháu lòng yêu nước, trách nhiệm xã hội, công dân trong học tập, lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...
Hiện nước ta đã có Luật Người cao tuổi và các văn bản pháp quy khác điều chỉnh về người cao tuổi, đặc biệt là trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình, xã hội trong việc chăm sóc người cao tuổi. Luật Người cao tuổi ra đời đã ngót 10 năm, song trên thực tế nhiều nội dung quy định vẫn chưa đi vào cuộc sống. Đặc biệt là nhiều chính sách ưu đãi đối với người cao tuổi chưa được thực hiện. Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhiều địa phương, trong đó có tỉnh ta chưa quan tâm đúng mức đến công tác người cao tuổi; thậm chí không ít cán bộ đương chức chưa nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước đối với người cao tuổi. Mỗi năm đến Ngày Người cao tuổi thế giới 1-10 lại tổ chức thăm hỏi, tặng quà, mừng thọ... Qua ngày đó, mọi việc lại đâu vào đó. Một bộ phận người cao tuổi, vì sức khỏe, vì một lý do tế nhị nào đó, phải sống cô đơn, thiếu đói, con cháu, gia đình ruồng bỏ, thậm chí bạo hành, không nơi nương tựa. Trong khi đó, Nhà nước chưa có nơi “lưu trú” tuổi già cho các cụ có hoàn cảnh đặc biệt như nói trên. Việc xã hội hóa chăm lo cho người cao tuổi, nhất là ở những tỉnh lẻ như Gia Lai thì càng không dễ, một lĩnh vực phi lợi nhuận, hiếm có nhà đầu tư bỏ vốn để làm!
Hy vọng sau khi tổng kết và bổ sung, sửa đổi Luật Người cao tuổi tới đây sẽ có sự thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của người cao tuổi trong mỗi gia đình, dòng họ; trong cộng đồng và cả nước về quyền, nghĩa vụ và vai trò người cao tuổi trong tình hình hiện nay được phát huy; công tác chăm lo, bảo vệ người cao tuổi được chú trọng; các chính sách ưu đãi người cao tuổi được triệt để thực hiện.
Đoàn Minh Phụng

Có thể bạn quan tâm

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

Bản án nghiêm khắc cho 2 đối tượng lợi dụng lòng tin của người thân để trục lợi

Bản án nghiêm khắc cho 2 đối tượng lợi dụng lòng tin của người thân để trục lợi

Ngày 27.6, TAND TX An Nhơn tuyên phạt Trương Văn Cường (SN 1997, ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh) 10 năm tù giam về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;  làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Bùi Thị Thảo Hiền (SN 1997, ở phường Nhơn Thành, TX An Nhơn) bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù giam
Tai nạn xe máy, thanh niên tử vong tại chỗ

Tai nạn xe máy, thanh niên tử vong tại chỗ

(BĐ) - Vào lúc 4 giờ 12 phút ngày 29.6, tại Km 12+400 QL 19C, thuộc thôn Hiệp Vinh 2, xã Canh Vinh (huyện Vân Canh) xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng làm một thanh niên đi xe máy tử vong tại chỗ. Nạn nhân là anh Bùi Xuân Trường (SN 2001, ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh).
Gió Quy Nhơn

Gió Quy Nhơn

Tháng sáu, Quy Nhơn vào mùa Nam cồ. Gió lang thang khắp nơi. Người dân Quy Nhơn gọi “Nam cồ” để phân biệt với “Nam non” vào tháng tư, tháng năm. Đặt tên gió thôi mà cũng nghe rặt ri chất Nẫu, thương đến tận cùng chữ thương luôn vậy.

null