Cán bộ y tế Gia Lai tập huấn phòng-chống dịch sốt xuất huyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 ngày 25 và 26-7, tại TP. Pleiku, Gia Lai, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực giám sát phòng-chống dịch sốt xuất huyết Dengue (SXH) cho hơn 50 học viên là cán bộ phụ trách phòng- chống dịch và cán bộ làm công tác thống kê báo cáo dịch bệnh của Trung tâm Y tế 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Tham gia lớp tập huấn, các học viên được cán bộ Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thông tin về tình hình SXH khu vực Tây Nguyên 2022, 2023; cập nhật các nội dung: giám sát xét nghiệm SXH; giám sát côn trùng; hướng dẫn lấy mẫu bảo quản vận chuyển và an toàn sinh học; định nghĩa ổ dịch; các chỉ định phun hóa chất phòng-chống SXH; giải pháp đánh giá nguy cơ trong phòng-chống SXH tại khu vực Tây Nguyên; hướng dẫn định loại véc tơ; hướng dẫn sử dụng, bảo quản máy phun hóa chất; tổ chức phun hóa chất và kỹ thuật phun hóa chất phòng-chống véc tơ.

Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: Như Nguyện

Ngoài cập nhập các kiến thức chuyên môn, lớp tập huấn còn dành nhiều thời gian để các học viên thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và thực hành chuyên môn trong công tác phòng-chống SXH.

Được biết, Gia Lai hiện đang là điểm nóng về dịch SXH khu vực Tây Nguyên, với tình hình SXH diễn biến phức tạp, số ca mắc SXH từ đầu năm đến nay trên 1.500 ca bệnh, chiếm khoảng 50% số ca SXH khu vực Tây Nguyên. Qua lớp tập huấn, các học viên được cập nhật, lĩnh hội những kiến thức cơ bản và các quy định trong công tác phòng-chống dịch SXH, chủ động trong đánh giá nguy cơ, dự báo dịch bệnh… từ đó xây dựng kế hoạch phòng-chống dịch bệnh góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng-chống dịch trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm, được ví như "thần dược" giúp điều trị tiểu đường, dị ứng, mụn nhọt, bảo vệ gan và hệ tiêu hóa.

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

(GLO)- Gia Lai có khoảng 2.000 nhân viên y tế thôn bản. Đây là “cánh tay nối dài” hỗ trợ ngành Y tế triển khai các hoạt động truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng-chống dịch bệnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

(GLO)- Chiều 3-5, Hội đồng tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quý Tường-Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn làm trưởng đoàn đã có buổi tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.