Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên kiểm tra công tác phòng-chống sốt xuất huyết tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 21-12, đoàn công tác của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên do Tiến sĩ Bùi Khánh Toàn- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Gia Lai) về công tác phòng-chống sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Buổi làm việc tập trung đánh giá tình hình, kết quả hoạt động phòng-chống SXH trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022 và ghi nhận các khó khăn, tồn tại của địa phương, từ đó kịp thời tháo gỡ, hỗ trợ; đồng thời góp ý xây dựng kế hoạch phòng chống SXH trong năm 2023.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc CDC Gia Lai-cho biết: Từ ngày 1-1-2022 đến 19-12-2022, toàn tỉnh đã ghi nhận 11.046 ca mắc SXH; trong đó có 1 trường hợp tử vong. Tổng số ổ dịch SXH đã ghi nhận từ đầu năm 2022 đến nay là 2.201 ổ dịch, số ổ dịch được xử lý là 2.153 ổ dịch. Hiện còn 259 ổ dịch đang hoạt động. Tình hình dịch bệnh SXH trong năm 2022 tăng 9,2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Dịch bệnh xảy ra ở 211/220 xã, phường, thị trấn của 17/17 huyện, thị xã, thành phố. Tập trung nhiều nhất tại TP. Pleiku 1.223 ca, các huyện: Đak Pơ 1.268 ca, Chư Sê 1.230 ca, Krông Pa 1.008 ca, Chư Prông 868 ca, Phú Thiện 789.

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tại CDC Gia Lai ngày 21-12. Ảnh: Như Nguyện
Quang cảnh buổi làm việc của đoàn công tác Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tại CDC Gia Lai ngày 21-12. Ảnh: Như Nguyện

Theo CDC Gia Lai, kinh phí phòng-chống SXH năm 2022 cấp về chậm chưa đáp ứng được công tác phòng-chống dịch trên địa bàn. Gia Lai có địa bàn rộng, các ca bệnh phân bố rải rác nên gặp khó khăn trong công tác phòng-chống, xử lý các ổ dịch. Ngoài ra, ý thức của một bộ phận người dân chưa cao, chưa phối hợp trong triển khai các hoạt động, còn chủ quan, lơ là trong phòng-chống SXH. CDC Gia Lai đề nghị Viện Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thường xuyên hướng dẫn cho tỉnh về chuyên môn và hỗ trợ vật tư, hóa chất trong công tác phòng-chống dịch SXH.

Kết luận tại buổi làm việc, Tiến sĩ Bùi Khánh Toàn-Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên-nhấn mạnh: Tình hình dịch SXH trong năm 2023 có thể tăng hơn năm 2022, vì vậy không thể chủ quan, lơ là trong công tác phòng-chống dịch. Dựa trên các kết quả công tác phòng-chống SXH trong năm 2022, Gia Lai cần đánh giá tình hình và chủ động xây dựng kế hoạch phòng-chống dịch trong năm 2023. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên sẽ tiếp tục hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật, hóa chất, trang-thiết bị, tổ chức tập huấn cho tỉnh Gia Lai để triển khai hiệu quả trong công tác phòng-chống SXH.

Bên cạnh đó, tỉnh Gia Lai cần tổ chức giám sát, điều tra và xử lý dứt điểm các ổ dịch; kiểm tra, đánh giá trước và sau khi xử lý ổ dịch để rút ra kinh nghiệm tiếp tục triển khai xử lý ổ dịch các lần tiếp theo. Tỉnh cần tiếp tục công tác tuyên truyền, triển khai các chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy thường xuyên. Ngoài ra, ngành Y tế cần tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, huy động cả hệ thống chính trị trong công tác phòng-chống dịch.

Được biết, trước đó, ngày 20-12, Đoàn công tác của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã kiểm tra, giám sát công tác phòng-chống SXH tại huyện Chư Pưh. 

NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.