Cách khắc phục tình trạng thiếu máu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thiếu máu chủ yếu do nồng độ hemoglobin thấp gây ra, dẫn đến nhiều triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và chán ăn.

Hemoglobin, protein trong hồng cầu, đóng vai trò quan trọng vận chuyển oxy đến các cơ quan. Khi nồng độ hemoglobin giảm, khả năng cung cấp oxy của cơ thể suy giảm, dẫn đến nhiều tác hại, theo trang sức khỏe HealthShots (Ấn Độ).

Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hemoglobin. Chế độ ăn đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm cả sắt.

Bà Namita Babina, Giám đốc Y khoa tại Viện Jindal Naturecure (Ấn Độ), đã chia sẻ những phương pháp tự nhiên để cải thiện nồng độ sắt trong máu.

Củ dền hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn. Ảnh: Pexels

Củ dền hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn. Ảnh: Pexels

Củ dền

Củ dền chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm đồng, sắt, magiê, phốt pho, các vitamin B2, B1, B12, B6 và C. Các chất dinh dưỡng này cần thiết để kích thích sản xuất hồng cầu và tăng cường lượng hemoglobin trong cơ thể.

Củ dền xay nhuyễn sẽ tối đa hóa được hàm lượng vitamin C, hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn.

Cải bó xôi

Thiếu máu do thiếu axit folic là vấn đề phổ biến. Cải bó xôi, với hàm lượng vitamin B12 và axit folic dồi dào, là giải pháp tự nhiên giúp tăng cường sản xuất hemoglobin, cải thiện tình trạng thiếu máu.

Lá chùm ngây

Lá chùm ngây chứa lượng sắt vượt trội hơn cải bó xôi. Nhờ đó, chúng sẽ tăng cường hemoglobin và hồng cầu trong máu, cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả.

Hạt mè đen

Hạt mè đen là giải pháp hiệu quả cho bệnh thiếu máu. Việc sử dụng hạt mè đen giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, từ đó tăng cường hiệu quả trong việc điều trị thiếu máu.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.