Các quốc gia triển khai Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Diễn ra từ ngày 24- 30/4/2023, chủ đề Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm 2023 có tên "Bắt kịp" (The Big Catch-Up). Mục tiêu kêu gọi trẻ em, người lớn, cả cộng đồng tiêm chủng đầy đủ để được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine, giúp có cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh.
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới diễn ra từ 24-30/4. Ảnh WHO

Tuần lễ Tiêm chủng thế giới diễn ra từ 24-30/4. Ảnh WHO

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, đại dịch COVID-19 và những gián đoạn liên quan đã gây căng thẳng cho các hệ thống y tế, với 25 triệu trẻ em không được tiêm vaccine vào năm 2021, nhiều hơn 5,9 triệu so với năm 2019 và là con số cao nhất kể từ năm 2009.

WHO, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Liên minh toàn cầu về vắc-xin (GAVI), Quỹ Bill & Melinda Gates, Chương trình nghị sự tiêm chủng năm 2030 cùng nhiều đối tác y tế toàn cầu và các quốc gia kêu gọi các quốc gia hưởng ứng chương trình tiêm chủng năm nay.

Nỗ lực của Tuần lễ Tiêm chủng thế giới nhằm đảo ngược tình trạng sụt giảm tỉ lệ tiêm phòng cho trẻ em được ghi nhận ở hơn 100 quốc gia kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19, do dịch vụ y tế quá tải, các phòng khám đóng cửa và việc xuất nhập khẩu vật tư y tế bị gián đoạn. Xung đột, khủng hoảng khí hậu và tình trạng do dự tiêm vắc-xin cũng góp phần làm giảm tỉ lệ bao phủ vắc-xin.

Chương trình tập trung ở 20 quốc gia, nơi có 3/4 số trẻ em không được tiêm chủng trong năm 2021. "The Big Catch-up" đặt mục tiêu nâng mức tiêm chủng ở trẻ em trở lại mức trước đại dịch và vượt xa hơn.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.