Cà rốt ăn sống hay chín sẽ tốt hơn?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cà rốt là loại củ ngậm đường và có hàm lượng vitamin A rất cao. Nhiều người thích ăn sống và làm nộm cà rốt vì nghĩ rằng sẽ hấp thụ được hết lượng vitamin có trong đó, nhưng cũng có người muốn nấu chín để đảm bảo vệ sinh. Vậy sự thật là ăn cà rốt sống hay chín tốt hơn?
Cà tốt rất giàu chất dinh dưỡng, protid, lipid, glucid và chất xơ, nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin, trong đó hàm lượng carotene là cao nhất (trong 100g cà rốt có tới 3,62mg carotene).
Việc bổ sung cà rốt đúng cách có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, tăng miễn dịch, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A, cao huyết áp, tim mạch, đặc biệt có tác dụng chống lão hóa cho cơ thể.

Cà rốt chứa hàm lượng vitamin A, C, canxi, sắt và chất xơ dồi dào mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Heathplus
Cà rốt chứa hàm lượng vitamin A, C, canxi, sắt và chất xơ dồi dào mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Heathplus
Carotene có trong cà rốt cũng chính là bán thành phẩm của vitamin A, nghĩa là nguồn sinh ra vitamin A. Tuy nhiên, đây lại là chất khó hấp thu đối với cơ thể. Vì vậy, nếu ăn sống hay làm nộm thì 90% carotene trong cà rốt không được dạ dầy hấp thụ.
Bản chất carotene là chất chỉ tan trong dầu mỡ nên việc ninh, nấu chín cà rốt với dầu mỡ hay thịt là cách tốt nhất để sử dụng triệt để lượng vitamin dồi dào có trong loại củ này.
Khi ấy, carotene đã hoà tan được chuyển xuống ruột non và chuyển thành vitamin A giúp cơ thể hấp thu dễ dàng. Vậy nên, cách tốt nhất để hấp thu chất dinh dưỡng có trong cà rốt là nấu chín.
Ngoài Carotene, cà rốt còn chứa hàm lượng đường cao, 9 loại Axit gốc NH2, COOH và các khoáng chất như Phốt pho, Canxi, Sắt, Đồng, Flo, Magiê… có tác dụng diệt khuẩn. Không chỉ là loại rau củ chứa giá trị dưỡng chất cao mà cà rốt còn có thể hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.
Ăn nhiều cà rốt sẽ giúp mắt sáng hơn, đề phòng bệnh quáng gà hoặc khô mắt.
Tuy nhiên có một lưu ý quan trọng rằng không nên hầm cà rốt kèm các món ăn khác bởi trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri - một hoạt chất gây độc.
Chất nitri này khi vào cơ thể nếu ít thì gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến tử vong đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Mỗi lần ăn, các bà nội trợ chỉ nên nấu lượng cà rốt vừa đủ ăn trong một lần, người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g loại củ này một tuần.
MINH TRÍ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

(GLO)- Với máy móc hiện đại, bác sĩ nhiều kinh nghiệm, đội ngũ y tế ân cần, chuyên nghiệp nên nhiều người dân đã lựa chọn nội soi dạ dày-nội soi đại tràng tại Phòng khám đa khoa SYSMED Phù Đổng (02A Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) giúp tầm soát sớm các bệnh lý tiêu hóa và điều trị hiệu quả.

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol