Cả nước ghi nhận 43 ca tử vong do bệnh dại, Gia Lai đứng đầu với 8 ca

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 21-7, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), được sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tổ chức hội thảo tăng cường sự cam kết của chính quyền và hợp tác đa ngành trong phòng-chống bệnh dại cho 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Dự hội thảo có Tiến sĩ, bác sĩ Viên Chinh Chiến-Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, bà Nguyễn Thị Thanh Hương-Thư ký Chương trình Dại quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), đại diện của WHO; đại diện chính quyền địa phương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và PTNT 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum và các đơn vị trực thuộc.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trình bày bức tranh tổng thể và Chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại tại Việt Nam; Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên trình bày về đặc điểm dịch tễ học về bệnh dại và thực trạng tiêm phòng dại sau phơi nhiễm khu vực Tây Nguyên; đánh giá thực trạng giám sát bệnh dại tại 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận 43 trường hợp tử vong do bệnh dại; trong đó, miền Bắc 20 ca, miền Nam 9 ca, miền Trung 5 ca và khu vực Tây Nguyên 11 ca (Gia Lai 8 ca và Đak Lak 3 ca). Với 8 ca tử vong do bệnh dại từ đầu năm đến nay, Gia Lai là địa phương đứng đầu toàn quốc về số ca tử vong do bệnh dại. Qua giám sát ca bệnh, 100% các ca tử vong do bệnh dại đều không đi tiêm phòng vắc xin dại.

Tiến sĩ, bác sĩ Viên Chinh Chiến-Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên phát biểu khai mạc tại hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Tiến sĩ, bác sĩ Viên Chinh Chiến-Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên phát biểu khai mạc tại hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Bệnh dại đã gây những ảnh hưởng lớn về sức khỏe và là bệnh chết nhiều nhất trong các bệnh truyền nhiễm với khoảng 70 người chết mỗi năm dù đã có vắc xin cho cả người và động vật. Có 60/63 tỉnh có bệnh dại trong 10 năm trở lại đây. Bệnh dại tiêu tốn 800 tỷ đồng/năm chỉ riêng cho vắc xin và huyết thanh kháng dại cho người, chưa bao gồm gánh nặng và chi phí vết thương, chi phí gián tiếp. Bệnh dại còn gây ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh xã hội và các khía cạnh khác của đời sống…

Tuy vậy, công tác phòng-chống bệnh dại hiện còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại; trong đó, hiện nay đàn chó chủ yếu là thả rông, người dân chưa quản lý được; tỷ lệ tiêm vắc xin dại cho đàn chó tương đối thấp; người dân không đăng ký tiêm phòng dại cho chó; khó khăn trong việc bắt chó; công tác tuyên truyền phổ biến từ xã đến thôn còn nhiều hạn chế, thường lồng ghép với các hoạt động khác như sốt xuất huyết, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, người dân khó tiếp cận vắc xin, không biết các điểm tiêm phòng dại cho người; người dân còn chủ quan; thiếu kinh phí và thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của bệnh dại. Cán bộ thú y kiêm nhiệm nhiều hoạt động; hoạt động giám sát chủ động lưu hành vi rút dại trên động vật chưa được thực hiện tại các tuyến của tỉnh Gia Lai; địa phương chưa bố trí được kinh phí để triển khai các hoạt động tiêm vắc xin phòng dại trên động vật…

Đại diện Sở Y tế tỉnh Kon Tum chia sẻ kinh nghiệm về công tác phòng-chống bệnh dại trên địa bàn. Ảnh: Như Nguyện

Đại diện Sở Y tế tỉnh Kon Tum chia sẻ kinh nghiệm về công tác phòng-chống bệnh dại trên địa bàn. Ảnh: Như Nguyện

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận các giải pháp tăng cường bao phủ vắc xin dại cho đàn chó và giảm tử vong do bệnh dại trên người. Theo đó, để phòng-chống bệnh dại hiệu quả trong thời gian tới, nhất là tại khu vực Tây Nguyên, Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động phòng-chống bệnh dại theo Nghị định của Chính phủ và kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh; xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ hoạt động giám sát phòng-chống bệnh dại tại địa phương; xây dựng kinh phí hỗ trợ tiêm phòng dại cho người nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách và các đối tượng ưu tiên khác theo quy định.

Các địa phương quan tâm triển khai tập huấn về phòng-chống bệnh dại cho địa phương; tăng cường công tác giám sát đặc biệt chú trọng vai trò của nhân viên y tế thôn bản trong giám sát, phát hiện sớm các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại; phối hợp thành lập các đoàn giám sát các Trung tâm Y tế huyện về chuyên môn kĩ thuật và giải quyết vướng mắc trong quá trình triển khai. Hỗ trợ các địa phương, đưa ra các giải pháp cung ứng vắc xin dại kịp thời cho các điểm tiêm tại tuyến huyện gặp khó khăn trong việc mua vắc xin nhằm tránh tình trạng thiếu vắc xin tại các điểm tiêm. Xây dựng ít nhất một điểm tiêm phòng dại/huyện; thực hiện nghiêm túc việc điều tra thông tin ca bệnh và báo cáo theo quy định…

Có thể bạn quan tâm

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

(GLO)- Với máy móc hiện đại, bác sĩ nhiều kinh nghiệm, đội ngũ y tế ân cần, chuyên nghiệp nên nhiều người dân đã lựa chọn nội soi dạ dày-nội soi đại tràng tại Phòng khám đa khoa SYSMED Phù Đổng (02A Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) giúp tầm soát sớm các bệnh lý tiêu hóa và điều trị hiệu quả.

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol