Cả nước đã có 3.787 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hết năm 2018, cả nước đã có 3.787 xã (42,4%) số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 8,02% so với cuối năm 2017.
 
Một góc của xã nông thôn mới Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN
Đặc biệt, tỉnh Đồng Nai là địa phương đầu tiên của cả nước có 100% số xã (133/133 xã) đạt chuẩn nông thôn mới; còn 21 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 92 xã so với cuối năm 2017.
Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đến nay, đã có 61 đơn vị cấp huyện của 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (tăng 18 huyện so với cuối năm 2017 và vượt mục tiêu năm 2018), hoàn thành vượt mục tiêu của Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương đề ra.
Cũng theo Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình khoảng 322.174,8 tỷ đồng; trong đó: Ngân sách Trung ương là 8.719 tỷ đồng; đối ứng từ ngân sách địa phương 29.935,2 tỷ đồng (chiếm 9,3%); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 34.127,9 tỷ đồng (chiếm 10,6%); vốn tín dụng 217.336,7 tỷ đồng (chiếm 67,5%); vốn doanh nghiệp 13.720,8 tỷ đồng (chiếm 4,3%); vốn cộng đồng và người dân tự nguyện đóng gó 18.335,2 tỷ đồng (chiếm 5,7%).
Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương đánh giá, trong năm qua, nhiều địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn; dồn nguồn lực nhiều hơn, có cách nhiều cách làm sáng tạo, sát thực tiễn và đảm bảo chất lượng, đánh dấu một bước chuyển về chất trong thực hiện Chương trình.
Đáng chú ý, hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt vùng nông thôn; Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến; việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, mô hình hợp tác xã kiểu mới phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn với an toàn thực phẩm, môi trường và văn hóa cộng đồng,... đã được nhiều địa phương chỉ đạo thực hiện.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã ưu tiên bố trí nguồn lực cũng như tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn. Đồng thời, tập trung chỉ đạo quyết liệt, có các giải pháp hiệu quả để xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản của Chương trình...
Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền còn khá lớn. Trong khi một số địa phương đã cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn (như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Nam Định, Hà Nam...) để chuyển sang giai đoạn nâng cao và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, thì một số địa phương khác có số xã đạt chuẩn rất thấp (như Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng…).
Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng ở một số địa bàn, phức tạp, khó xử lý; trong đó có ô nhiễm nguồn nước ở các tuyến sông, kênh, mương; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản trên phạm vi cả nước có tiến bộ nhưng chuyển biến chưa rõ nét vẫn đang là vấn đề nổi lên được xã hội quan tâm.
Năm 2019, phấn đấu cả nước có khoảng 48 - 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng khoảng 8 - 10% so với năm 2018 và có xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Bên cạnh đó, có ít nhất 70 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng khoảng 10 đơn vị so với năm 2018; cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Thành Trung (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.