Cà chua độc lạ giá 1 triệu đồng/kg một thời giờ ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không còn độc lạ, cà chua thân gỗ 1 triệu đồng/kg hồi năm ngoái giờ rớt giá chỉ còn 1/5 mức cũ và cũng không nhiều người mua như trước.

Thời điểm này năm ngoái, cà chua thân gỗ gây sốt thị trường với giá 1 triệu đồng/kg và không dễ mua do là hàng xách tay từ Nam Mỹ. Thế nhưng loại trái cây độc lạ này chỉ lên ngôi được một thời gian.
Cửa hàng bắt đầu khó bán

“Năm ngoái, cà chua thân gỗ lần đầu có mặt tại cửa hàng của tôi với giá 1 triệu đồng/kg. Đấy là hàng nhập khẩu từ Ecuador, Colombia, Peru. Do thấy hàng độc lạ, có mùi thơm và vị chua ngọt đặc trưng, không giống cà chua thông thường nên rất nhiều người đặt mua”, chị C., nhân viên một cửa hàng bán rau, củ, quả tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho hay.


 

Cà chua thân gỗ từng gây sốt với giá 1 triệu đồng/kg, hàng xách tay từ Nam Mỹ.
Cà chua thân gỗ từng gây sốt với giá 1 triệu đồng/kg, hàng xách tay từ Nam Mỹ.



Trái với cơn sốt một năm trước, hiện cà chua thân gỗ tại đây có giá chưa đến 300.000 đồng/kg nhưng vẫn ít người mua.

Khác với xuất xứ Nam Mỹ năm trước, cà chua thân gỗ được bán ở hầu hết cửa hàng giờ đây có gốc từ Lâm Đồng. Chị C. đánh giá cà chua thân gỗ tại Lâm Đồng và loại có xuất xứ từ Nam Mỹ vốn không khác nhau về hình dáng, chất lượng và mùi vị. Tuy nhiên, do nhiều người cùng trồng, số lượng nhiều nên không còn hiếm, vì vậy mà giá thành cũng ngày càng giảm đi.

“Tranh thủ ưu thế độc lạ thời gian đầu nên vận chuyển từ Lâm Đồng về có thể hét giá lên cao so với thực tế. Tuy nhiên, khi chúng trở nên đại trà, giá bán không chênh lệch bao nhiêu so với giá mua nhưng tiêu thụ khá chậm. Giờ khách nào đặt trước tôi mới dặn mối gửi về”, chị H., đại diện một cửa hàng rau quả sạch trên đường Điện Biên Phủ (TP.HCM), nói thêm.
Có nơi giá chỉ hơn 100.000 đồng/kg

Theo tìm hiểu, cà chua thân gỗ tại Việt Nam có tên gọi chính thức là Magic-S do TS Phạm S - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đưa từ vườn thực vật Hoàng gia Anh về nghiên cứu. Với nhiều điều kiện thích hợp về thổ nhưỡng, khí hậu nên cà chua thân gỗ sinh trưởng và cho giá trị kinh tế cao tại Việt Nam.

Anh Huy, chủ một nhà vườn tại Đà Lạt, bắt đầu trồng cà chua thân gỗ từ năm ngoái. Anh cho biết giống cây này rất dễ sinh trưởng, nhanh ra quả và cho năng suất cao. Cây giống sau 6 tháng trồng trong chế độ không phân bón, không thuốc bảo vệ thực vật cho sản lượng quả trung bình trên 10 kg/cây mỗi đợt.


 

Cây cà chua thân gỗ hiện được trồng nhiều tại Lâm Đồng khiến chúng trở nên phổ biến hơn.
Cây cà chua thân gỗ hiện được trồng nhiều tại Lâm Đồng khiến chúng trở nên phổ biến hơn.



Hiện giá bán cà chua thân gỗ tại vườn của anh Huy từ 150.000-180.000 đồng/kg, thấp hơn rất nhiều lần so với giá thị trường một năm trước và cao hơn nhiều giống cà chua thông thường khác.

Để tiêu thụ, anh bắt mối với các cửa hàng tại Hà Nội, TP.HCM, nơi có lượng khách hàng tiềm năng đông đảo nhất.

Chủ vườn cũng cho biết thêm không chỉ trồng nhỏ lẻ, một số hợp tác xã chuyên canh về cà chua thân gỗ cũng đã ra đời tại nhiều địa phương trong tỉnh như Đơn Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Lạc Dương.

Diện tích canh tác tăng khiến sản lượng cà chua thân gỗ vào mùa nhiều hơn. Anh cho rằng đó là lý do khiến giá thành loại quả này có phần giảm đi, thậm chí một số người bán trên mạng cũng chỉ hơn 100.000 đồng/kg.


Mất ưu thế độc lạ vì trồng nhiều

Không chỉ quả cà chua thân gỗ, hiện cơn sốt về giống cây này cũng đã hạ nhiệt. Thời điểm quả 1 triệu đồng/kg, giống cây này được các điểm bán hét lên đến 500.000 đồng/cây con. Hiện, mức giá này đã giảm đi rất nhiều, thậm chí xuống chỉ còn 1/5.

Một số nhà vườn tại Lâm Đồng, Đắk Lắk rao trên mạng xã hội chỉ còn khoảng 100.000 đồng/cây cà chua thân gỗ. Trong khi đó, giá bán ở TP.HCM, Hà Nội có phần nhỉnh hơn.


 

Giống cây cà chua thân gỗ tại TP.HCM hiện còn 250.000 đồng/cây, trong khi đó, các nhà vườn tại Lâm Đồng, Đắk Lắk chỉ hơn 100.000 đồng/cây.
Giống cây cà chua thân gỗ tại TP.HCM hiện còn 250.000 đồng/cây, trong khi đó, các nhà vườn tại Lâm Đồng, Đắk Lắk chỉ hơn 100.000 đồng/cây.



Tại một điểm kinh doanh giống cây trồng tại quận Bình Thạnh (TP.HCM), cà chua thân gỗ có xuất xứ từ Ecuado hiện có giá 250.000 đồng/cây, cao từ 30-40 cm. Mức giá này đã giảm 2 lần so với trước đây khi cà chua thân gỗ còn hiếm.

Ngoài ra, đơn vị cũng cung cấp thêm hạt giống cho khách hàng có nhu cầu, giá mỗi hạt là 20.000 đồng, cũng giảm hơn 2 lần so với trước đây.

Nhân viên các cửa hàng này cho rằng sau một thời gian lên cơn sốt, cà chua thân gỗ đã được “nội địa hóa” ngày càng nhiều nên không còn độc lạ. Vì vậy, giá bán cây giống cũng không thể duy trì được như thời điểm vàng đó.

Trước đây, cà chua đen, cam ruột đỏ… cũng từng gây bão thị trường với giá lên đến 200.000 đồng/kg. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều địa phương của Việt Nam đã “nội địa hóa” thành công những mặt hàng nông sản này khiến giá thành trở lại bình thường.

“Hiện cà chua thân gỗ giá còn khoảng 150.000 đồng/kg. Thời gian tới, có thể nhiều người sẽ tiếp tục mở rộng, tôi khá lo lắng nếu loại trái cây vốn độc lạ này ngày càng trở nên đại trà thì giá có thể xuống thấp hơn mức 100.000 đồng/kg”, anh Huy băn khoăn.

Phúc Minh (zing)

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.