Bóng đá nữ Việt Nam: Con đường hoa hồng và "cái tát" cho giấc mơ World Cup

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Con đường đến vinh quang nào cũng đều được trải đầy những mũi gai, nước mắt để đổi lại tột cùng vinh quang. Đằng sau đó là giấc mơ của biết bao thế hệ bóng đá nữ về một kỳ World Cup rất gần nhưng cũng rất xa.
Con đường “hoa hồng”
“Em mệt thực sự, hơn 10 ngày tập duy trì, sang đây tập 1 buổi cái đá ngay. May mà vẫn trụ được”. Dòng tâm sự sau trận đấu gặp Hàn Quốc ấy cho thấy những gì các cô gái bóng đá nữ Việt Nam làm được trong trận thua 0-3 ấy đã là quá tuyệt vời. Họ đã thi đấu bằng hơn 100% sức lực, ý chí và bằng tất cả những gì họ có.
Cách đó chỉ vài ngày, tuyển nữ Việt Nam đứng trước nguy cơ “bỏ giải” vì không đủ 11 cầu thủ thi đấu và 2 dự bị. COVID-19 ập đến theo cách chẳng ai ngờ đến.
Có thời điểm, tuyển nữ chỉ còn đúng 3 cầu thủ không mắc bệnh. VFF đã từng phải tính đến phương án đưa cầu thủ từ Việt Nam sang để “đủ người thi đấu”. 

Đã có lúc, tuyển nữ Việt Nam chỉ có thể tập luyện với 4-5 cầu thủ. Ảnh: VFF
Đã có lúc, tuyển nữ Việt Nam chỉ có thể tập luyện với 4-5 cầu thủ. Ảnh: VFF
Nhưng cuối cùng ý chí đã giành chiến thắng. Sáng 19.1, hơn 10 cầu thủ nữ vừa có kết quả âm tính với COVID-19 bay sang Ấn Độ “tiếp viện”. Họ chỉ có 1 ngày duy nhất lắp ráp đội hình và vào sân chiến đấu như chưa hề có gì xảy ra.
Những khán giả, giới chuyên môn phải ngả mũ kính phục. Các cô gái bằng xương bằng thịt ấy đang thi đấu ngang ngửa với tuyển nữ Hàn Quốc và không bị lép vế quá nhiều dù chưa có thời gian hồi phục hậu COVID-19. 
Trận đấu gần cuối cùng ở vòng bảng, tuyển nữ Ấn Độ bị hủy kết quả vì không đủ người đá do COVID-19, kết hợp đó là việc nữ Đài Loan giành chiến thắng ở loạt trận cuối cùng. Con đường “độc đạo” Myanmar được bày ra trước mắt. Một trận hoà sẽ đảm bảo cho tấm vé đi tiếp của tuyển nữ Việt Nam. 
Nhưng thử thách phải thi đấu ở khung giờ 1h trưa cùng cái nắng cháy da ở Ấn Độ là cản trở không nhỏ. “Đối thủ đã có 2 trận đấu trước thi đấu cùng ở khung giờ này rồi nên họ quen hơn với khí hậu, thời gian thi đấu như vậy. Trước đó chúng ta đá cả hai trận thời tiết rất mát, dễ chịu”.
Càng khó khăn, những cô gái nữ Việt Nam lại càng tìm thấy cho mình sự mạnh mẽ đến đáng nể. “Cả đội đều đang mong được ăn Tết xa nhà”, Tuyết Dung, Huỳnh Như, Thùy Trang, Hoàng Quỳnh đều có cùng câu trả lời ấy trong những cuộc phỏng vấn. Tết, bữa cơm sum họp gia đình, niềm vui cá nhân bị gạt sang một bên dành chỗ cho màu cờ sắc áo.

Huỳnh Như và các đồng đội quyết tâm ăn Tết xa nhà để đổi lấy lịch sử cho bóng đá Việt. Ảnh: AFP
Huỳnh Như và các đồng đội quyết tâm ăn Tết xa nhà để đổi lấy lịch sử cho bóng đá Việt. Ảnh: AFP
Tuyển nữ Việt Nam bắt đầu rèn thể lực lại “từ đầu” ngay trên đất Ấn Độ trong vài ngày ngắn ngủi. Trận đấu quyết định với Myanmar cũng đến. Cái nắng như đổ lửa gần 40 độ và thời tiết oi bức tưởng chừng một lần nữa “dìm” các cô gái áo đỏ xuống đáy bùn. Nhưng không, trên chấm penalty, Huỳnh Như lạnh lùng ấn định tỉ số hoà 2-2 vừa đủ để thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung giành vé tham dự Tứ kết. 
“Cái tát” cho giấc mơ World Cup
“Em chỉ ước ngày nào đấy được khoác áo đội tuyển quốc gia thi đấu. Lúc đấy mới gọi là trưởng thành. Lúc đấy chắc thích lắm”, giấc mơ ấy hiện hữu trong tâm trí biết bao nữ cầu thủ. Lá cờ đỏ sao vàng luôn là sự tự hào, khát khao của những cầu thủ nữ trót mang nghiệp "quần đùi áo số". Ngày hôm qua (6.2.2022) có những tuyển thủ chỉ mới 1, 2 năm trước dè dặt nghĩ về giấc mơ đội tuyển ấy đã làm được điều to lớn hơn gấp bội.
Họ giành vé dự World Cup nữ lần đầu tiên cho bóng đá Việt Nam.
Có lẽ chính những Huỳnh Như, Thùy Trang, Chương Thị Kiều, Hoàng Quỳnh, Tuyết Dung… của 8 hay 10 năm trước cũng chỉ dè dặt nghĩ đến chuyện được 1 lần khoác lên mình màu áo tuyển quốc gia. World Cup với bóng đá nữ Việt Nam chỉ như là giấc mơ xa xôi và được định hình cách đây không lâu.
Sân Thống Nhất năm 2014, không khí ảm đạm và buồn bã bao trùm tất cả. Tấm vé World Cup nữ thật gần đã rời xa đoàn quân áo đỏ. Thất bại 1-0 cay đắng trước tuyển nữ Thái Lan đã khép lại cánh cửa nhỏ ấy. Đến bây giờ, thế hệ cầu thủ ấy vẫn còn nhớ mãi, vẫn còn nghĩ về nó với nỗi buồn vô hạn. 

Tuyển nữ Việt Nam từng lỡ World Cup 8 năm về trước... Ảnh: VFF
Tuyển nữ Việt Nam từng lỡ World Cup 8 năm về trước... Ảnh: VFF
World Cup nữ 2023 lần đầu được mở rộng số đội tham dự lên 32 đội. Đó là cơ hội tuyệt vời cho bóng đá nữ Việt Nam: “World Cup 2023 sẽ tăng số đội lên 32 đội tham dự, châu Á sẽ có tới 6 suất tham dự và có thể là hơn nữa. Đây là mục tiêu mà chúng ta sẽ hướng đến và cố gắng thực hiện bằng được”, câu nói ấy của một vị lãnh đạo liên đoàn bóng đá Việt Nam vào chiều cuối năm 2018.
Hơn 4 năm chuẩn bị cho hành trình ấy, số tiền các đơn vị đầu tư vào bóng đá nam được trích một phần sang bóng đá nữ. Những bản hợp đồng tài trợ cho bóng đá cũng bắt đầu có thêm “chút đỉnh” được “chuyển hướng đồng hành” cùng bóng đá nữ. Chẳng cần “trống dong cờ mở”, tiền lương, chế độ cho cầu thủ nữ dần được cải thiện qua từng năm.
Những ông thầy ngoại dần xuất hiện, rồi sau đó là giám đốc kỹ thuật chỉ giành riêng cho bóng đá nữ… giấc mơ World Cup được chuẩn bị lặng lẽ và âm thầm như thế. Thành quả rồi cùng tới, chiến thắng 2-1 trước Đài Loan đến với tuyển nữ Việt Nam trong ngày mùng 6 Tết. 

 Giấc mơ World Cup đã thành hiện thực. Ảnh: AFP
Giấc mơ World Cup đã thành hiện thực. Ảnh: AFP
Món nợ với Thái Lan được đòi sòng phẳng, “lãi vay” từ Đài Loan tại ASIAD 2018 được thanh toán “không thiếu một đồng”. Trên trang mạng xã hội, tiền vệ ĐT nữ Việt Nam viết rằng: “Ai đó tát em một cái cho tỉnh người đi ạ. World Cup xin chào Việt Nam”. “Cái tát” ấy có lẽ không còn cần dùng đến nữa. Bởi giấc mơ World Cup với bóng đá nữ Việt Nam đã trở thành hiện thực. 
HOÀI THU (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

(GLO)- Trong làng chạy bộ Gia Lai, Nguyễn Thị Duyên (SN 1990, thôn Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) là vận động viên cừ khôi với nhiều thành tích đáng nể. Không những vậy, cô giáo làng còn mở lớp dạy chạy bộ miễn phí với mong muốn thắp lên niềm đam mê cho các em nhỏ vùng “chảo lửa” Krông Pa.
Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

(GLO)- Ngày 29-8, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên chi nhánh Gia Lai, Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam huyện Chư Sê khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
Năng lượng lành từ yoga

Năng lượng lành từ yoga

(GLO)- Lợi ích của tập yoga ngày càng được mọi người nhận thức đầy đủ hơn, bộ môn này vì vậy càng có điều kiện phổ biến rộng rãi tại Gia Lai. Và, không ít người đón nhận năng lượng lành từ yoga.
Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

(GLO)-

Từ 23 đến 25-8, tại sân bóng đá mini Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra Giải Bóng đá từ thiện Cúp “Áo ấm cho em” lần thứ II năm 2024. Không chỉ là sân chơi thể thao bổ ích, giải còn là dịp kết nối những tấm lòng để hướng đến học sinh vùng khó trước thềm năm học mới.