Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí: Hiệu quả, thiết thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 22 và 23-3, Báo Gia Lai đã tổ chức 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại thị xã An Khê và Ayun Pa. Hoạt động này thu hút sự tham gia của hơn 80 học viên là cán bộ, chuyên viên, phóng viên, kỹ thuật viên, công chức văn hóa-xã hội… thuộc các đơn vị, địa phương khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh.

Tại các lớp bồi dưỡng, nhà báo Lương Văn Danh-Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai đã giới thiệu sơ bộ về các ấn phẩm hiện có của Báo Gia Lai, nhất là những đổi mới gần đây trên Báo Gia Lai điện tử theo hướng tích hợp đa phương tiện. Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai mong muốn các học viên đồng hành cùng tờ báo Đảng địa phương thông qua việc cộng tác tin, bài, ảnh, clip.

Bằng những hình ảnh trực quan, sinh động và kinh nghiệm làm báo của mình, nhà báo Lương Văn Danh đã truyền đạt, trao đổi đến học viên những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về chụp ảnh báo chí và sản xuất một sản phẩm báo chí hoàn chỉnh. Trong đó, nhấn mạnh vào các yếu tố tạo nên giá trị bức ảnh, bố cục, ánh sáng, góc máy khi chụp ảnh báo chí; kỹ năng tác nghiệp đưa tin sự kiện; cách rút tít cho bài viết, chú thích ảnh; một số lỗi thường gặp cần rút kinh nghiệm trong chụp ảnh và viết tin, bài.

“Khi nắm bắt được các kỹ năng, nghiệp vụ báo chí, các bạn sẽ tránh được những lỗi căn bản; qua đó, từng bước rút ngắn thời gian tác nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng tin, bài cộng tác trên Báo Gia Lai cũng như phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ tại địa phương, đơn vị mình”-nhà báo Lương Văn Danh nhấn mạnh.

Trong số 29 học viên tham gia lớp bồi dưỡng tại thị xã Ayun Pa, nhiều người lần đầu tiên được tiếp cận với những kiến thức nghiệp vụ báo chí. Anh Ksor Giới-chuyên viên Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Thiện-chia sẻ: “Đây là một đợt sinh hoạt chuyên môn bổ ích, thiết thực, giúp tôi trang bị thêm kỹ năng, nghiệp vụ để tham gia viết tin, bài, chụp ảnh tuyên truyền trên website của địa phương cũng như cộng tác trên Báo Gia Lai được hiệu quả hơn. Đặc biệt, lớp bồi dưỡng đã giúp tôi biết cách chụp ảnh thế nào cho đúng bố cục, có cảm xúc”.

Nhà báo Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại thị xã An Khê. Ảnh: Đức Thụy

Nhà báo Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại thị xã An Khê. Ảnh: Đức Thụy

Còn anh Nguyễn Anh Hùng-công chức Văn hóa-Xã hội xã Hà Tam (huyện Đak Pơ) thì bày tỏ: Năm 2019, khi trang thông tin điện tử của xã được hình thành, tôi được giao nhiệm vụ quản lý trang; trực tiếp viết tin, bài và thẩm định nội dung tin, bài của các đơn vị khác thực hiện trước khi đăng tải. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của bản thân khá hạn chế, hầu như chỉ được tích lũy từ kinh nghiệm làm việc lâu năm và tự học hỏi cách viết từ các trang báo. Tham gia lớp bồi dưỡng lần này, tôi hiểu thêm về quy trình, cấu trúc của một bài báo, phương pháp để chụp được những tấm ảnh hấp dẫn, sinh động.

Trong khuôn khổ chương trình bồi dưỡng, các học viên còn được đi tham quan, tác nghiệp thực tế về quy trình sản xuất mía đường tại Nhà máy Đường An Khê (Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi) đứng chân trên địa bàn xã Thành An, thị xã An Khê và vùng nguyên liệu mía của Nhà máy Đường Ayun Pa (Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai) tại xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa; đồng thời, hoàn thiện một sản phẩm báo chí. Trên cơ sở này, lãnh đạo Báo Gia Lai và học viên đã cùng phân tích, trao đổi về những mặt đạt được và chưa đạt yêu cầu; qua đó, giúp học viên tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng viết tin, bài cũng như chụp ảnh báo chí.

Quang cảnh lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại thị xã An Khê. Ảnh: Đức Thụy

Quang cảnh lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại thị xã An Khê. Ảnh: Đức Thụy

“Tôi cộng tác với Báo Gia Lai đã hơn 5 năm. Vì vậy, với tôi, những đợt bồi dưỡng nghiệp vụ như thế này vô cùng ý nghĩa. Không chỉ nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ mà đến đây, chúng tôi còn được gặp gỡ, sẻ chia kinh nghiệm làm báo cùng nhiều anh chị đồng nghiệp ở các huyện, thị xã thông qua việc tác nghiệp thực tế. Hy vọng rằng, thời gian đến, Báo Gia Lai sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động hữu ích tương tự”-chị Nguyễn Thị Mai Linh-phóng viên Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa-đề xuất.

Nhà báo Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh-cho biết: “Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí xuất phát từ nhu cầu của các huyện, thị xã về công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho lực lượng quản trị website của địa phương, đơn vị cũng như mong muốn mở rộng mạng lưới, đội ngũ cộng tác viên của Báo Gia Lai. Qua 2 lớp tập huấn tại thị xã An Khê và Ayun Pa, số lượng học viên tham gia khá đông, trong đó, tại An Khê có hơn 50 người. Điều này cho thấy sự quan tâm và cầu thị của đội ngũ cộng tác viên cũng như những người trực tiếp tham gia quản trị, viết tin, bài cho trang thông tin ở cơ sở”.

Tổng Biên tập Báo Gia Lai cũng mong muốn các học viên tiếp tục quan tâm theo dõi và đồng hành với Báo Gia Lai thông qua việc cộng tác, hỗ trợ cung cấp thông tin có chất lượng…; qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao.

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.