Bộ trưởng Y tế cam kết xóa bỏ bệnh lao tại VN vào năm 2030

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc chiến chống bệnh lao trên toàn thế giới đang thiếu hụt kinh phí nghiêm trọng, khoảng 13 tỷ USD mỗi năm.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu trước báo giới sau phiên họp. (Ảnh: Hoài Thanh/TTXVN)
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu trước báo giới sau phiên họp. (Ảnh: Hoài Thanh/TTXVN)



Con số đáng báo động này được Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed đưa ra tại hội nghị cấp cao đầu tiên về bệnh lao, được tổ chức bên lề Phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73.

Dẫn lời bà Mohammed nhấn mạnh bệnh lao là "đại dịch lây lan nguy hiểm" truyền nhiễm khoảng 10,4 triệu người trên khắp thế giới và thủ phạm gây bệnh là đói nghèo, mất bình đẳng, di cư và xung đột.

Theo Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, cần có những hệ thống y tế và phúc lợi xã hội tốt hơn, đầu tư nhiều hơn để chấm dứt cuộc khủng hoảng này.

Bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có những công cụ tốt hơn để khắc phục tình trạng kháng vi sinh vật: mỗi năm có khoảng 60.000 ca mắc bệnh lao "nhờn thuốc".

Phó Tổng thư ký Mohammed cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ đi đầu những nỗ lực của toàn Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ các chính phủ, hợp tác với xã hội dân sự và tất cả các đối tác để đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh lao.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Việt Nam đã đạt được mục tiêu thiên niên kỷ về giảm bệnh lao, nhưng hiện nay vẫn còn đến 13.000 người chết và 126.000 người mắc bệnh mỗi năm - con số không thể chấp nhận được.

Nghị quyết Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ đến năm 2030 cơ bản chấm dứt bệnh lao, và Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh lao với trách nhiệm của các ngành, các cấp và của cộng đồng cho nhiệm vụ hết sức quan trọng này.

Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng đưa ra cam kết sẽ thực hiện thành công Chương trình chấm dứt bệnh lao, vì lợi ích chung của toàn nhân loại, vì cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

Việt Nam cũng cam kết sẽ đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào các nỗ lực chung để không một cá nhân, một nước nào bị tụt hậu trong cuộc chiến nhằm "xóa sổ" bệnh lao vào năm 2030.

Cuộc họp với chủ đề “Đoàn kết để chấm dứt bệnh lao: Lời kêu gọi khẩn cấp toàn thế giới đối phó với một đại dịch toàn cầu” quy tụ những người đứng đầu ngành y tế từ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cùng các đối tác nhằm mục đích thể hiện cam kết chính trị chấm dứt bệnh lao - căn bệnh đã tồn tại hơn 136 năm kể từ khi thế giới biết nguyên nhân của bệnh là vi khuẩn lao.

Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo đã công bố tuyên bố chính trị về chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu vào năm 2030.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.