Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cam kết sửa quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Trước những bất cập về các quy định về chứng chỉ trong việc thi nâng ngạch, thăng hạng với đội ngũ công chức, viên chức, trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã nhận lỗi và hứa sẽ rà soát, tham mưu với Chính phủ để sửa đổi quy định, với mục đích công chức, viên chức không phải khổ vì những tấm chứng chỉ "làm đẹp hồ sơ".
Có nên bỏ quy định này khi thi xét nâng ngạch hay không?
Sáng 7.11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Một trong những nội dung được đại biểu quan tâm, đặt ra với Bộ trưởng Tân là những bất cập trong các quy định về văn bằng, chứng chỉ trong thi nâng ngạch, thăng hạng. 
Tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) đặt câu hỏi nêu tình trạng việc tổ chức thi, xét thăng hạng, nâng ngạch công chức, viên chức chưa rõ ràng, có nhiều bất cập, nhất là yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Vì yêu cầu đủ thủ tục nên cán bộ công chức, viên chức phải đi học nhưng theo kiểu đối phó, chất lượng chứng chỉ không thực chất. Nhiều ngành nghề chưa thực sự cần chứng chỉ này nên mục đích chỉ là đủ điều kiện để thi xét nâng ngạch, gây tốn kém.
Đại biểu Phúc chấn vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ: “Xin Bộ trưởng cho biết có hay không tình trạng này? Làm thế nào để khắc phục và có nên bỏ quy định này khi thi xét nâng ngạch hay không?”.
Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm 
Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thừa nhận qua dư luận báo chí, phảnh án của cử tri và nhất là từ công chức, viên chức ông cũng thấy quy định về văn bằng, chứng chỉ rất phiền hà.
"Không chỉ thi thăng hạng hay xét nâng ngạch đâu các đồng chí, mà còn ở quy trình bổ nhiệm. Nhiều quá!” - Bộ trưởng Tân nói.
Ông cho biết, những quy định này không phải mình Bộ Nội vụ đưa ra, mà đã có từ năm 1993, đến nay không còn phù hợp, cần phải chỉnh sửa.
“Tôi nghĩ hai mươi mấy năm rồi thì phải sửa chứ. Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này. Một quyết định mà 20 năm không sửa, để thủ tục rườm rà. Chúng tôi cam kết sẽ sửa vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi. Thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch... đúng theo quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ nào”.
Người đứng đầu ngành Nội vụ cũng cho rằng có nhiều cách kiểm soát chất lượng công chức, viên chức. Có thể sát hạch trên máy tính mà không cần văn bằng gì. Phương pháp này có thể thực hiện để để bớt đi thủ tục hành chính vì hiện nhiều, thiên về hậu kiểm là chính và phải thực chất.
Dẫn Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 nêu rõ chuẩn văn bằng ngoại ngữ phù hợp với từng vị trí việc làm, từng vị trí có chứng chỉ văn bằng khác nhau nên sắp tới sửa lại. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Nghị quyết 26 là phải có tỉ lệ nhất định làm việc trong môi trường quốc tế, nên từ cấp vụ trở lên phải đủ điều kiện.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cam kết trước Quốc hội: “Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức mà đi vào thực chất”.
Cũng về những bất cập trong quy định về chứng chỉ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu vấn đề trước Quốc hội: Ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người cán bộ công chức, viên chức ở đó rất thông thạo tiếng nội ngữ, tiếng dân tộc, chúng ta có nhất định phải quy định lấy thêm cái chứng chỉ ngoại ngữ hay không? 
"Đây là vấn đề được rất nhiều người phản ánh, chúng ta sẽ phải nghiên cứu"- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Những ngày qua, Báo Lao Động liên tiếp có loạt bài điều tra, bóc trần những chiêu trò, vấn nạn học giả, chứng chỉ thật trong việc thi, cấp phát chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của các cơ sở giáo dục. Trong quá trình thâm nhập điều tra, phóng viên cũng chứng kiến câu chuyện “dở khóc dở cười” của những người đi thi. Đa phần họ là giáo viên, hoặc đối tượng chuẩn bị thi công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, viên chức.

Họ thừa nhận không biết và không có kiến thức về tiếng Anh, nhưng “cực chẳng đã” phải nộp tiền đi thi. Vì những tấm chứng chỉ này là “giấy thông hành” để viên chức, đạt các tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp, sau đó không biết dùng vào việc gì.

Điều đáng nói, để có đủ những tấm chứng chỉ theo yêu cầu, đối tượng giáo viên, đặc biệt là giáo viên ở vùng cao phải khốn khổ, lặn lội đường xa đi học. Có thầy cô phải vay ngân hàng lấy tiền "lo" cho đủ chứng chỉ để được hưởng bậc lương đúng theo bằng cấp mà mình đang có.  Người khác, dù dạy ở vùng cao, thành thạo tiếng của đồng bào dân tộc nơi mình công tác, vẫn bị quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ.

Thầy cô gọi thẳng đây là những tấm chứng chỉ là loại “giấy phép con hành giáo viên”, làm khổ công chức, viên chức và kiến nghị cơ quan chức năng cần rà soát, sửa đổi quy định, thậm chí là phải loại những chứng chỉ chỉ có tác dụng “làm đẹp hồ sơ”.

“Nếu bỏ các chứng chỉ khi thực hiện xét thăng hạng thì tốt quá, nhưng mãi mà người ta không bỏ”, “Tốt nhất là bỏ, không cần chứng chỉ ấy nữa”, “muốn xét thăng hạng, chúng tôi còn bao nhiêu tiêu chuẩn, phải đủ năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, phải nỗ lực không ngừng trong quá trình giảng dạy, đó mới là những tiêu chuẩn thực chất nhất chứ không phải mấy chứng chỉ học và thi cấp tốc kia”, “đừng hành giáo viên thêm nữa”… đây là những tâm sự của viên chức, giáo viên về vấn đề văn bằng, chứng chỉ trong thi nâng ngạch, thăng hạng. Từ những mong muốn, nguyện vọng của giáo viên, chúng tôi thực hiện loạt bài về vấn đề này.

Và trên hành trình đó, mỗi ngày chúng tôi lại nhận được thêm sự ủng hộ của đội ngũ giáo viên, viên chức trên cả nước để cùng góp tiếng nói mạnh mẽ lên án những quy định, loại bỏ chứng chỉ làm đẹp hồ sơ mà họ gọi là “giấy phép con”, tận thu của giáo viên.

Nhóm PV Lao Động (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.