Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời cử tri về sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản năm 2010

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời cử tri về sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản năm 2010.

*Kiến nghị:

Đề nghị trình sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản năm 2010:

- Quy định về cơ chế, chính sách để các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh có thể thỏa thuận, bồi thường đất đai với các hộ dân có đất trong khu vực diện tích mỏ, diện tích làm mặt bằng sân công nghiệp để lập thủ tục thuê đất và triển khai khai thác mỏ theo quy định.

- Quy định trình độ giám đốc điều hành mỏ phù hợp vói từng loại khoáng sản và quy mô mỏ, 1 giám đốc điều hành mỏ có thể quản lý 1 hoặc nhiều giấy phép khai thác khoáng sản tùy theo công suất cấp phép và loại khoáng sản cấp phép.

- Quy định về việc cấp phép khai thác khoáng sản dôi dư (đá xây dựng, cát xây dựng, đất san lấp,...) trong quá trình cải tạo đồng ruộng, hạ thấp độ cao đất đồi, cải tạo đất vườn, nương rẫy có thu hồi khoáng sản (tương tự quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010).

- Quy định việc khai thác đất san lấp phục vụ thi công các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi thi công xây dựng đề nghị cho phép khai thác đất san lấp đối với các mỏ đất san lấp đã được chủ đầu tư xác định và phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình theo thủ tục đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị khai thác (tương tự quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010).

- Đối với các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có quy mô nhỏ lẻ, trữ lượng ít (như: đất san lấp, cát xây dựng, đá làm vật liệu xây dựng thông thường,...) không nằm trong quy hoạch khoáng sản, đề nghị cho phép UBND cấp tỉnh đăng ký khai thác như trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010 trên cơ sở UBND cấp tỉnh giao các cơ quan chuyên môn kiểm tra, xác định khối lượng khoáng sản có thể tận thu được làm cơ sở tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuê tài nguyên, phí bảo vệ môi trường để các tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định.


*Trả lời:

- Đối với kiến nghị: Quy định về cơ chế, chính sách để các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh có thể thỏa thuận, bồi thường đất đai với các hộ dân có đất trong khu vực diện tích mỏ, diện tích làm mặt bằng sân công nghiệp để lập thủ tục thuê đất và triển khai khai thác mỏ theo quy định. Về nội dung này, tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung, theo đó, tất cả các khu vực khai thác khoáng sản (bao gồm cả giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh) đều thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án.

- Đối với các kiến nghị khác: Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận và nghiên cứu, xem xét đưa vào dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) trong thời gian tới để trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt.


 

GLO

Có thể bạn quan tâm

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Đak Pơ tiếp nhận 336 đơn vị máu đạt chuẩn

Đak Pơ tiếp nhận 336 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 22-10, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu tình nguyện đợt 2, năm 2024.

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

(GLO)- Ở cơ quan K8 ngày ấy (nay là thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) trong căn cứ phía sau dãy Hãnh Hót có nhiều chị em phụ nữ, hầu hết ở độ tuổi 18-20. Chỉ có cô Bảy Sương (Nguyễn Thị Sương) là lớn tuổi nhất, nhưng cũng ở độ tuổi U40.