Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp 3.646 mã số vùng trồng đối với rau, củ quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, cả nước đã cấp 3.646 mã số vùng trồng đối với rau, củ quả.


Nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc đối với hoa quả, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cấp 3.646 mã số vùng trồng được cấp với diện tích 197.000 ha ở 50 tỉnh, thành phố và 1.798 mã số cơ sở đóng gói cho các loại quả tươi xuất khẩu.

Trong đó, Gia Lai có 4 mã số vùng trồng chuối được phê duyệt, gồm: Nông trường chuối Bờ Ngoong (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê); Nông trường chuối Chư Sê (xã Ia Glai, huyện Chư Sê); Nông trường chuối Ia Tiêm (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê); Nông trường chuối Hàm Rồng 4 (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa).


 

 Mô hình trồng chuối ở huyện Đak Đoa được cấp mã số vùng trồng. Ảnh: Lê Nam
Mô hình trồng chuối ở huyện Đak Đoa được cấp mã số vùng trồng. Ảnh: Lê Nam


Cũng theo Bộ Nông nghiệp và PTNT thì sản lượng các sản phẩm từ các mã số vùng trồng hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường hiện nay.

Tình trạng ùn tắc hàng hóa ở các cảng biển là khó khăn nhất hiện nay đối với doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tươi. Với mặt hàng rau quả, việc bảo quản chỉ có giới hạn nên nếu bị ùn tắc hàng trong thời gian dài sẽ gây thiệt hại rất lớn.

Bởi vậy, các doanh nghiệp nên chọn những mặt hàng có thể bảo quản trên 50 ngày để xuất khẩu. Các sản phẩm bảo quản thời gian ngắn hơn phải chuyển sang đường hàng không.

 

Hiện tại, việc thiết lập và quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đang được thực hiện đối với các sản phẩm xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Để tăng cường quản lý vùng trồng, Quốc hội khóa 14 cũng đã đưa quy định về cấp và quản lý mã số vùng trồng vào Luật Trồng trọt (Điều 64). Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT được giao hướng dẫn cho công tác cấp mã số vùng trồng. Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành Tiêu chuẩn cơ sở quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Ông Hoàng Trung-Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật
 

GIA BẢO (tổng hợp)
 


 

 

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.