Bộ NN&PTNT đề nghị công nhận hoạt động sản xuất,KD mía đường tại Phú Yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải quyết kiến nghị của bà Bùi Thị Quy, Cty TNHH Rượu Vạn Phát đối với hoạt động kinh doanh mía đường trên địa bàn tỉnh Phú Yên
 
Diện tích mía thực tế tại Phú Yên những năm gần đây đều cao hơn quy hoạch. Ảnh: LP
Theo Bộ NN&PTNT, để giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp, ngày 15/11/2018, Bộ NN&PTNT đã thành lập tổ công tác tham mưu phương án giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp có sự tham gia của lãnh đạo Cục II (Thanh tra Chính phủ).
Sau khi được thành lập, tổ công tác đã làm việc với đại diện các cơ quan, đơn vị chức năng và các huyện có diện tích mía lớn tại tỉnh Phú Yên. Kết quả diện tích mía bình quân toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2018 là hơn 27,8 nghìn ha, cao hơn 7,8 nghìn ha so với quy hoạch đến năm 2020 và cao hơn 4,8 nghìn ha so với quy hoạch đến năm 2030 của tỉnh.
Trong đó, diện tích mía liên kết thực tế bình quân của Cty TNHH CN KCP Việt Nam từ năm 2016 - 2018 là hơn 18,9 nghìn ha, cao hơn 4,9 ha so với quy hoạch đến năm 2020 và cao hơn 3,9 nghìn ha so với quy hoạch đến năm 2030; diện tích mía liên kết thực tế bình quân của Cty CP Mía đường Tuy Hòa từ năm 2016 - 2018 là hơn 5,9 nghìn ha, tương đương so với quy hoạch đến năm 2020 và thấp hơn khoảng 2 nghìn ha so với quy hoạch đến năm 2030; diện tích mía liên kết thực tế bình quân của Cty TNHH Rượu Vạn Phát giai đoạn 2016 - 2018 là hơn 2,2 nghìn ha, niên vụ cao nhất 2017/2018 - là hơn 3 nghìn ha (do chưa có trong quy hoạch vùng nguyên liệu mía nên doanh nghiệp chủ động liên kết với nông dân).
Các doanh nghiệp mía đường trong tỉnh đều có hợp đồng liên kết đầu tư và tiêu thụ với nông dân theo các hình thức khác nhau; điều này cũng gây sự xáo trộn khó quản lý ở một số địa phương (ví dụ ở huyện Sông Hinh). Tuy nhiên, việc tham gia hợp tác liên kết của các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn, trong đó có Cty TNHH Rượu Vạn Phát, đã góp phần tích cực vào việc phát triển cây mía, tiêu thụ hết lượng mía dư thừa, giải quyết việc làm và thu nhập cho hộ trồng mía.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, diện tích mía thực tế tại Phú Yên hiện nay và những năm gần đây đều cao hơn quy hoạch (trên dưới 28 nghìn ha) cho thấy các định hướng, quy hoạch trước đây không còn sát với thực tiễn phát triển.
Tổ công tác đã thống nhất đề xuất tham mưu lãnh đạo xây dựng phương án phát triển mía đường của tỉnh theo hướng ổn định diện tích mía thực tế hiện có (tức diện tích mía toàn tỉnh khoảng 27 đến 28 nghìn ha, có 3 nhà máy đường, trong đó có nhà máy của Cty TNHH Rượu Vạn Phát với diện tích vùng nguyên liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là khoảng 3 nghìn ha).
Tháng 12/2018, Ban Cán sự Đảng, UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản báo cáo Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên về phương án phát triển mía đường tại tỉnh. Theo đó, phương án đề xuất là theo hướng diện tích mía toàn tỉnh trong khoảng 23 – 25 nghìn ha và phân bổ cho 3 nhà máy hiện có, trong đó vùng nguyên liệu cho nhà máy đường của Cty TNHH Rượu Vạn Phát đến năm 2020, định hướng 2030 là 3 nghìn ha.
Tuy nhiên, Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên chưa thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Phú Yên và đề nghị UBND tỉnh chuẩn bị lại phương án, báo cáo Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
Ngày 6/3/2019, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã chủ trì cuộc họp với đại diện UBND tỉnh Phú Yên, đại diện Thanh tra Chính phủ (Cục II), đại diện Văn phòng Chính phủ. Kết quả, cùng thống nhất tích cực triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 402. Tuy nhiên, quá trình giải quyết chưa đạt được kết quả do vướng mắc về quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy Phú Yên căn cứ vào các văn bản, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên.
Bộ NN&PTNT đã thống nhất với Thanh tra Chính phủ đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tỉnh Phú Yên giải quyết dứt điểm vấn đề này, trên quan điểm tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và tôn trọng thực tiễn khách quan; thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo tại các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh.
UBND tỉnh Phú Yên có văn bản công nhận hoạt động của Cty TNHH Rượu Vạn Phát trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mía đường tại tỉnh; yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng tạo điều kiện cho Cty TNHH Rượu Vạn Phát hoạt động bình đẳng như các doanh nghiệp khác trong việc thu mua nguyên liệu, sản xuất, công bố sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm
Đồng thời, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp mía đường nói chung và Cty TNHH Rượu Vạn Phát nói riêng được liên kết sản xuất, hợp đồng đầu tư và tiêu thụ mía cho nông dân theo đúng quy định của Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các quy định hiện hành khác.
Bên cạnh đó, rà soát, bãi bỏ các văn bản, quy hoạch liên quan đến ngành nông nghiệp hiện không phù hợp với Luật Quy hoạch.
Lê Phương (Thanh tra)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null