Mía đường Việt Nam 'so găng' ASEAN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), cả nước hiện còn 36 nhà máy (NM) đường, tổng công suất thiết kế 150.000 tấn mía/ngày, diện tích khoảng 300.000 ha mía, năng suất bình quân 65 tấn mía/ha, tăng 1,5 lần so với năm 1995.
Thực trạng Việt Nam
Việt Nam mỗi năm SX 1,5 triệu tấn đường, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, giá trị sản lượng khoảng 300.000 tỷ đồng, đóng góp ngân sách khoảng 20.000 tỷ đồng, tạo nguồn thu nhập cho 33.000 hộ nông dân, hơn 1,5 triệu lao động nông nghiệp và 35.000 công nhân công nghiệp.
 
Sản lượng mía đường Việt Nam hiện chỉ bằng 1/10 ngành mía đường Thái Lan.
Trước đó, Chương trình 1 triệu tấn đường được Chính phủ khởi động từ năm 1995 và cơ bản hoàn thành mục tiêu đến năm 2000 theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Theo VSSA, niên vụ mía đường 2018/2019 là năm thứ 3 liên tiếp chịu tác động tiêu cực của thời tiết, giá cả, thị trường, nhất là kết quả kinh doanh giảm sút, thua lỗ của nhiều NM/công ty trong niên vụ 2017/2018.
Hiện có 36/36 NM đường đã vào vụ SX, ép được trên 8 triệu tấn mía, cho gần 1 triệu tấn đường các loại, tinh luyện trên 150.000 tấn đường từ nguyên liệu đường thô NK. Nhìn chung, tình hình tiêu thụ đường rất chậm do tồn kho vụ trước lớn, cộng cả tồn kho vụ trước (khoảng trên 70%) nên giá đường dù cải thiện đôi chút nhưng vẫn ở mức thấp, giá bán phổ biến đường kính trắng RS khoảng 10.500 đ/kg, tương đương giá đường Thái Lan nhập lậu.
Ngoài nguyên nhân chủ yếu tồn kho lớn từ vụ trước và buôn lậu, việc đường lỏng tiếp tục NK gia tăng (năm 2014 nhập 46.000 tấn, năm 2018 nhập 140.000 tấn, tăng hơn 3 lần) cũng ảnh hướng trực tiếp tới ngành đường Việt Nam. Bên cạnh đó, diễn biến bất thường của khí hậu làm cho mía trổ cờ sớm và sâu bệnh nên diện tích, năng suất mía giảm mạnh. Theo một số NM/công ty, năng suất, sản lượng mía đường niên vụ 2018/2019 giảm nghiêm trọng, nhất là các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và ĐBSCL với tỷ lệ giảm tương ứng là -13%, -22% và -23%.

Theo VSSA, hiện thách thức lớn nhất với ngành mía đường Việt Nam, chính là Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA), bởi theo Văn bản số 1034/BCT-XNK của Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ chính thức bãi bỏ hạn ngạch thuế quan NK đường từ ASEAN theo cam kết ATIGA kể từ ngày 1/1/2020 sau khi được Chính phủ đồng ý gia hạn 2 năm.


“Theo dự báo của VSSA, ước niên vụ 2018-2019, sản lượng mía đạt khoảng 14 triệu tấn, sản lượng đường 1,3 triệu tấn, giảm so với niên vụ trước. Dự kiến, tình hình SX niên vụ 2019-2020 sẽ tiếp tục giảm so với niên vụ 2018-2019 với diện tích còn khoảng 220.000ha, sản lượng mía khoảng 13 triệu tấn và sản lượng đường khoảng 1,25 triệu tấn, giảm 5% so niên vụ 2018-2019”, Chủ tịch VSSA Phạm Quốc Doanh chia sẻ.  
Chính sách mía đường ASEAN
Theo Tổ chức Đường thế giới (ISO), Thái Lan nằm ở vị trí số 2 trong các XK đường lớn trên thế giới và đứng đầu ASEAN với sản lượng trên 11 triệu tấn đường/năm.
Để có được ngành mía đường lớn mạnh như ngày hôm nay, Nhà vua và Chính phủ Thái Lan từ rất sớm đã ban hành các chính sách hỗ trợ, bảo hộ mạnh mẽ. Chính phủ Thái Lan khuyến khích nông dân chuyển đổi từ lúa gạo sang cây mía bằng cách chấm dứt chương trình trợ cấp gạo và duy trì giá mía tăng. Thêm vào đó là chính sách đường bảo hộ cao với sự can thiệp đáng kể trong hầu hết các hoạt động của ngành đường.
Chính phủ Thái Lan còn quy định cả giá bán đường và giá mua mía. Trong trường hợp giá thấp hơn dự tính trước đó, người trồng mía không phải trả lại thâm hụt, nhưng các NM được bù đắp bởi Quỹ Mía đường do Chính phủ điều hành.
Mới đây, Thái Lan bãi bỏ việc thu 5 baht từ mức giá NM đóng góp vào Quỹ Mía đường quốc gia. Ngoài ra, tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận 70 - 30 giữa nông dân và người SX đường vẫn được duy trì. Văn phòng mía đường cũng thông qua ngân sách hỗ trợ nông dân lên đến 50 baht/tấn, tối đa 5.000 baht/người. Ngoài ra, Chính phủ cũng khuyến khích sử dụng đường trong kế hoạch kinh tế sinh học, cụ thể phân bổ 500.000 tấn đường để SX xăng ethanol thay thế cho nguyên liệu sắn.
 
Thái Lan là đối thủ lớn nhất đe dọa ngành mía đường Việt Nam.
Về chính sách đối ngoại, Thái Lan không cấp phép NK thường niên, theo đó DN nào muốn nhập đường vào Thái Lan phải trực tiếp đi xin giấy phép, song thực tế việc này hiếm khi xảy ra.
Tại Philippines, Chính phủ khuyến khích phát triển cánh đồng mẫu lớn, hỗ trợ 44 triệu USD mỗi năm, cam kết thực hiện các chính sách bảo hiểm, hỗ trợ đào tạo, tư vấn kỹ thuật cho nông dân trồng mía. Bên cạnh đó, Chính phủ thành lập các công ty hỗ trợ NM đường, các khu kinh tế đặc biệt. Về thương mại, áp dụng thuế suất 5% đối với thị trường nội địa và với các nước gia nhập WTO áp dụng thuế suất 50% trong hạn ngạch và 65% ngoài hạn ngạch.
Về chính sách đối ngoại, Philippines ban hành quy định cả đường thô và đường trắng đều phải có giấy phép NK, và chỉ cấp trong trường hợp SX nội địa không đủ cung ứng cho trong nước. Đồng thời, Philippines có lợi thế XK đường qua Mỹ dưới hạn ngạch đặc biệt Mỹ dành cho Philippines.
Đối với Malaysia, do không trồng mía, mà NK đường 100% từ nước ngoài nên Chính phủ Malaysia quy định, đối với việc nhập đường thô, cho phép nhập tự do mà không cần giấy phép, nhưng chỉ áp dụng đối với các NM đường luyện. Đối với việc NK đường trắng cần giấy phép và được áp dụng cho các đơn vị công nghiệp.
Với Indonesia, SX đường trong nước chỉ đáp ứng khoảng trên 30% nhu cầu, vì vậy Chính phủ cho phép NK đường thô nhưng cần có giấy phép và được áp dụng cho các NM đường luyện để phục vụ tiêu dùng nội địa. Mỗi năm, Indonesia nhập khoảng trên 3 triệu tấn đường thô.
Chính phủ Myanmar quy định cả đường thô và đường trắng đều cần có giấy phép. Gần như 100% lượng giấy phép được cấp là để nhập đường trắng. Tuy nhiên, đối với thị trường này phần lớn đường trắng nhập vào lại được tái xuất lậu qua Trung Quốc.

Brazil là quốc gia số 1 thế giới về mía đường, vị trí thứ 2 là Thái Lan, Australia đứng vị trí thứ 3, tiếp theo lần lượt là Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Mexico,… song chỉ có ngành mía đường Thái Lan đe dọa trực tiếp tới ngành mía đường Việt Nam bởi các chính sách thuế được dỡ bỏ theo ATIGA cộng với lợi thế địa lý

Nguyễn Huân (Nông nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.