Bộ NN-PTNT đề nghị cấp bách lưu thông hàng hoá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng nay 28-7, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã ký công văn 4714 đề nghị áp dụng các biện pháp cấp bách để lưu thông kịp thời hàng hoá trước nguy cơ nông sản đang dư thừa, cung vượt cầu ở phía Nam.  

 



Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu:

Hiện nay, dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp trên phạm vi cả nước. TP Hà Nội, TPHCM và nhiều tỉnh, thành đã thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thỉ 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay, nhiều tỉnh thành đã ban hành danh mục các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nhưng còn thiếu một số hàng hóa, vật tư phục vụ cho sản xuất. Việc đăng ký cấp giấy chứng nhận cho xe vận chuyển theo "luồng xanh" còn khó khăn, chưa kịp thời. Nhiều chốt kiểm tra chưa có làn ưu tiên cho xe "luồng xanh", nên mất nhiều thời gian cho việc khai báo, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá, đặc biệt là hàng tươi sống.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong những ngày gần đây, Bộ NN-PTNT nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt về việc không duy trì được sản xuất, ứ đọng sản phẩm do việc lưu thông giống, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm qua các chốt kiểm tra gặp nhiều khó khăn.

Vừa qua, ngày 25-7, Thủ tướng đã ban hành văn bản hỏa tốc số 1015/TTg-CN về việc chỉ đạo vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân vùng có dịch Covid-19. Để đảm bảo phục vụ kịp thời người tiêu dùng, duy trì sản xuất, chủ động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đơn vị và chính quyền các cấp song song với việc kiểm soát phòng chống dịch thì cần:

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để lưu thông hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nhanh chóng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng như giống, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi; vật tư thiết bị phục vụ duy trì sản xuất; sản phẩm nông nghiệp - đặc biệt là sản phẩm tươi sống như con giống, thịt, trứng, sữa, thủy - hải sản, rau quả...

Cần hướng dẫn kịp thời, cấp giấy phép cho xe vận chuyển theo "luồng xanh" nhanh nhất từ khi làm xong thủ tục đăng ký; những chốt kiểm soát dịch bệnh cần bố trí làn đường ưu tiên cho xe "luồng xanh", để tránh ách tắc giao thông, nếu đi chung với các loại phương tiện khác sẽ mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt là chất lượng sản phẩm tươi sống.

Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội cần xây dựng những trạm trung chuyển hàng hóa vừa đảm bảo phòng chống dịch vừa đảm bảo lưu thông tốt hàng hóa.

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị căn cứ vào khoản 3 Điều 4 của Luật giá, cần ban hành kịp thời danh mục hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh; lưu ý đến giống, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

"Trong đó, thức ăn chăn nuôi là những hàng hóa phục vụ cho duy trì sản xuất hiện tại và lâu dài (vừa qua một số tỉnh đã ban hành danh mục nhưng chưa đưa những loại hàng hóa này vào danh mục)" - công văn ghi.

Theo thông tin từ Bộ Công thương cung cấp cho báo chí vào tối 27-7, bộ này vừa có văn bản đề xuất Chính phủ ban hành danh mục "hàng hoá cấm lưu thông" thay vì danh mục "hàng hoá thiết yếu" được phép lưu thông trong đại dịch Covid-19 để tránh phát sinh những khó khăn, bất hợp lý như hiện nay.

 

Theo phản ánh của dư luận và tiếng nói từ các hiệp hội, hiện nay do thức ăn chăn nuôi không được coi là "hàng hoá thiết yếu" nên đang gặp rất nhiều khó khăn khi lưu thông giữa các địa phương, dẫn đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi thì không bán được, còn người chăn nuôi thì không mua được, hàng vạn heo, gà, vịt... có nguy cơ chết đói, nhiều nơi giá gà bán rẻ như rau, tại Đồng Nai gà lông trắng chỉ còn 10.000 đồng/kg.


Theo VĂN PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

(GLO)- Nhờ gieo trồng đúng mùa và chăm sóc tỉ mỉ, những bông lay ơn, huệ, vạn thọ, cúc... đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, giá bán chỉ bằng một nửa so với mọi năm, các nhà vườn ở đây đang thấp thỏm mong chờ bán được giá cao những ngày sát Tết.

Gia đình ông Nguyễn Văn Vinh (làng Ia Sa) đã vươn lên làm giàu nhờ trồng mía. Ảnh: Đ.Y

Nông dân Hbông làm giàu từ cây mía

(GLO)- 7 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu từ cây mía. Trong đó, nhiều hộ trồng mía có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.