Bộ GD-ĐT phát động cuộc thi sáng kiến phòng ngừa bạo lực học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cuộc thi là sân chơi dành cho học sinh phổ thông trên cả nước, từ bậc Tiểu học đến Trung học phổ thông với hai chủ đề là “Phòng ngừa bạo lực học đường” và “Phòng ngừa lao động trẻ em”.
Ông Trần Văn Đạt, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại lễ phát động cuộc thi. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ông Trần Văn Đạt, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại lễ phát động cuộc thi. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Sáng 1/4, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức phát động cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” lần thứ nhất.

Cuộc thi là sân chơi dành cho học sinh phổ thông trên cả nước, từ bậc Tiểu học đến Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên với hai chủ đề là “Phòng ngừa bạo lực học đường” và “Phòng ngừa lao động trẻ em”.

Về hình thức, học sinh tiểu học vẽ tranh cổ động trên khổ giấy A3 không giới hạn về màu sắc, không giới hạn nguyên vật liệu; học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông thi viết cá nhân. Bài viết phải đáp ứng điều kiện chưa từng dự thi tại các cuộc thi khác, chưa được đăng báo, trang tin điện tử hoặc mạng xã hội. Bài viết tham dự Cuộc thi được viết tay hoàn toàn và có độ dài tối đa không quá 1.200 từ.

Cuộc thi chính thức diễn ra từ ngày 1/3 đến 30/6 với 4 vòng thi: Cấp trường, cấp quận/huyện, cấp tỉnh và cấp toàn quốc.

Mỗi học sinh tham gia tối đa một bài thi. Tác phẩm tham dự cuộc thi phải ghi rõ thông tin cá nhân (ở mặt sau bài thi vẽ hoặc ở trên đầu với bài thi viết), gồm: Họ và tên tác giả, giới tính, tên lớp, tên trường, địa chỉ trường, số điện thoại (tác giả và cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp), địa chỉ email (nếu có).

Với mỗi cấp học, ban tổ chức sẽ trao một giải Nhất, hai giải Nhì và hai giải Ba.

Cuộc thi dành cho học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cuộc thi dành cho học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Phát biểu tại buổi lễ phát động, ông Trần Văn Đạt, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục, thời gian qua, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên đã luôn được ngành Giáo dục chú trọng, chỉ đạo triển khai thực hiện trong các nhà trường.

Thông qua lồng ghép giảng dạy chính khóa trong các môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hoạt động ngoại khóa và nhiều các hình thức phù hợp khác, công tác tuyên truyền, giáo dục về an ninh trật tự, an toàn trường học, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật trong ngành Giáo dục nói chung, công tác phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em nói riêng đang được phát huy hiệu quả tích cực.

Công tác phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em cũng là một trong những nội dung được ngành Giáo dục chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt trong những năm vừa qua theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Cuộc thi là cơ hội để học sinh thể hiện tiếng nói cá nhân, sự sáng tạo để cùng xây dựng môi trường học tập tốt đẹp hơn. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cuộc thi là cơ hội để học sinh thể hiện tiếng nói cá nhân, sự sáng tạo để cùng xây dựng môi trường học tập tốt đẹp hơn. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo Vụ trưởng Trần Văn Đạt, trường học không chỉ là nơi học tập kiến thức mà còn là nơi hình thành nhân cách, giáo dục tinh thần và đạo đức cho thế hệ trẻ. Đây là môi trường để mỗi học sinh phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, an toàn trường học không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cơ sở vật chất, mà còn liên quan đến môi trường giáo dục không bạo lực, không áp lực và tôn trọng lẫn nhau.

Cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” là một trong nhiều giải pháp, hình thức đã và đang được triển khai tích cực, hiệu quả trong toàn Ngành. Cuộc thi nhằm tạo một không gian sáng tạo, cởi mở, nơi học sinh có thể tự do bày tỏ quan điểm, thể hiện tài năng, sự sáng tạo và ý thức của mình trong việc xây dựng môi trường học tập tốt đẹp.

Cuộc thi cũng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội trong việc gìn giữ, bảo vệ trẻ em lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc và đầy yêu thương, góp phần phòng, chống bạo lực học đường và phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật.

“Cuộc thi là cơ hội để các em thể hiện suy nghĩ và quan điểm của mình trong những bức tranh, những bài viết sáng tạo. Từ đó, chúng ta có thể hiểu hơn về những mong muốn cũng như lo lắng của các em khi đến trường,” ông Đạt nói.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.