Bộ GD-ĐT đồng ý phương án nghỉ Tết 9 ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) nhất trí với dự thảo trình Thủ tướng về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với thời gian nghỉ 9 ngày liên tiếp.

Nhiều bộ, ngành đồng ý với phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với thời gian nghỉ 9 ngày liên tiếp
Nhiều bộ, ngành đồng ý với phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với thời gian nghỉ 9 ngày liên tiếp

Phúc đáp công văn xin ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất với phương án như dự thảo tờ trình: Cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ trong 9 ngày liên tiếp.

Cụ thể, lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sẽ bắt đầu từ ngày 25-1 đến hết ngày 2-2-2025, tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.

Như vậy, với phương án này, dịp nghỉ tết Âm lịch công chức, viên chức sẽ được nghỉ 9 ngày (bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 4 ngày nghỉ hằng tuần).

Đối với dịp nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 4 ngày, từ ngày 30-8 đến hết ngày 2-9-2025.

Còn dịp Lễ 30-4 và 1-5, nhất trí việc hoán đổi ngày làm việc thứ Sáu ngày 2-5 sang thứ Bảy 26-4-2025, để kỳ nghỉ kéo dài trong 5 ngày từ ngày 30-4 đến hết ngày 4-5-2025.

Ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều cơ quan thống nhất lịch nghỉ Tết Nguyên đán theo phương án mà Bộ Lao động-Thương binh và xã hội trình, bao gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Y tế...

Theo thông lệ hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội sẽ công bố phương án và lấy ý kiến 16 cơ quan, bộ ngành cho các kỳ nghỉ hằng năm, sau đó trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Theo Bộ luật Lao động 2019, Tết âm lịch được quy định nghỉ 5 ngày. Thủ tướng không quyết định thêm ngày nghỉ song có thể quyết định hoán đổi ngày nghỉ xen kẽ để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có kỳ nghỉ liên tục, thuận lợi.

Ông nhắc lại phương án đang đề xuất áp dụng cho công chức, viên chức. Doanh nghiệp tùy theo kế hoạch, yêu cầu dây chuyền sản xuất để bố trí thời gian làm phù hợp, đảm bảo chính sách tiền lương, điều kiện tốt hơn cho người lao động.

Theo Văn Duẩn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.