Bộ Công an triệt phá đường dây mua bán phần mềm gián điệp nghe lén điện thoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phần mềm gián điệp này khi được cài đặt vào điện thoại di động có thể đánh cắp thông tin cá nhân như: Tài khoản ngân hàng, tài khoản Email, Viber, Zalo, Facebook; kiểm soát các giao dịch internet banking...
 
Nghi phạm Trần Ngọc Đức bị bắt khẩn cấp. Ảnh: Công an cung cấp
Ngày 18.1.2020, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết vừa triệt phá đường dây mua bán phần mềm gián điệp (phần mềm nghe lén) để cài vào điện thoại di động thu thập thông tin vi phạm pháp luật.
 
Cơ quan công an khám xét nơi ở của nghi phạm Trần Ngọc Đức. Ảnh: Công an cung cấp
Theo đó, ngày 30.12.2019, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Lâm Đồng đã đồng loạt ra quân tiến hành triệu tập và bắt giữ các nghi trong đường dây mua bán phần mềm gián điệp trên mạng internet, tại các địa điểm: Lâm Đồng, TP.HCM, Sơn La.
Tại Lâm Đồng, cơ quan công an tiến hành khám xét, bắt khẩn cấp Trần Ngọc Đức (30 tuổi, thường trú tại Phường 4, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng). Đức được xác định là nghi phạm chủ mưu, cầm đầu đường dây mua bán phần mềm gián điệp cài vào điện thoại di động. Đường dây tội phạm của Đức chủ yếu hoạt động trên các website https://xxxdong.xxx, https://xxxdoi.xxx.
Công an đã thu giữ được 7 thẻ tài khoản ngân hàng, 1 máy tính xách tay, 6 điện thoại di động, 1 xe mô tô phân khối lớn, 1 xe ô tô. Tính đến thời điểm bị bắt, Đức đã thực hiện giao dịch mua bán phần mềm với hơn 1.200 khách hàng.
 
Một trong số các tang vật bị thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp
Cơ quan công an xác định phương thức hoạt động của Đức là lập fanpage Facebook để "kinh doanhg". Fanpage mạng xã hội Facebook của Đức thu hút hơn 4.610 lượt thích, hơn 5.350 người theo dõi. Đường dây của Đức còn lập cả kênh Youtube để quảng cáo, mua bán phần mềm gián điệp điện thoại di động, với 14 video, có hơn 488.313 lượt xem,
Làm việc với công an, Đức khai nhận đã đăng ký là đại lý của 2 website (xxx.tracker.xxx và tispy.xxx) để khai thác lượng khách hàng mua phần mềm nghe lén tại Việt Nam.
 
Thông tin, dữ liệu bị trộm cắp được chuyển đến máy chủ lưu trữ tại nước ngoài. Ảnh: Công an cung cấp
Phần mềm này khi được cài đặt vào điện thoại di động có thể đánh cắp thông tin cá nhân như: Tài khoản ngân hàng, tài khoản email, Viber, Zalo, Facebook; các giao dịch internet banking có thể bị kiểm soát mà chủ thể không hề hay biết. Ngoài ra, phần mềm gián điệp này còn ghi âm bí mật nội dung cuộc đàm thoại nghe, gọi.
Toàn bộ thông tin, dữ liệu của các máy điện thoại bị cài đặt phần mềm nghe lén này được chuyển đến máy chủ lưu trữ tại nước ngoài. Hiện tại, Cơ quan CSĐT đang tiến hành điều tra, mở rộng vụ án.
Dấu hiệu nào để nhận biết điện thoại di động có thể bị cài phần mềm gián điệp?
Theo Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, hành vi mua bán, cài đặt phần mềm gián điệp vào máy điện thoại của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền riêng tư của công dân. Hành vi này vi phạm vào Điều 289 Bộ luật Hình sự, Tội “Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”, người phạm tội có thể bị phạt tù mức cao nhất từ 7 đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
Lãnh đạo Cục khuyến cáo người sử dụng điện thoại di động khi thấy những dấu hiệu bất thường như: Máy điện thoại nóng, xử lý chậm; tốc độ tiêu thụ dữ liệu lớn; thời lượng pin sử dụng giảm xuống bất thường; tự động khởi động lại máy; các chức năng định vị GPS, Wifi tự động bật... thì phải kiểm tra các ứng dụng đã cài đặt trong máy hoặc đến cửa hàng điện thoại đề nghị hỗ trợ để không bị là nạn nhân của tội phạm này.
Hoàng Huy (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.