Bộ Công an lên tiếng về tranh luận với ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chiều 5/11, Bộ Công an chính thức có phản hồi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ về tranh luận xung quanh phát biểu của đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng tại phiên chất vấn sáng 31.10.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng tranh luận tại Quốc hội sáng 31.10 - Ảnh: TTXVN
ĐB Lưu Bình Nhưỡng tranh luận tại Quốc hội sáng 31.10 - Ảnh: TTXVN
Theo đó, Bộ Công an dẫn lại chất vấn của đại biểu (ĐB) Nhưỡng với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm với nội dung: “... qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%... Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong việc này”.
Theo Bộ Công an, “điều đáng nói là sau phát biểu của ĐB Lưu Bình Nhưỡng, nhiều trang mạng xã hội đã trích dẫn, bình luận, xuyên tạc về đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có cơ quan điều tra, gây dư luận không tốt”. Do đó, sự việc “rất cần được thông tin một cách đầy đủ để công luận hiểu rõ vấn đề”.
Bộ Công an cũng báo cáo lại số liệu tính trong 12 tháng báo cáo Quốc hội (từ 1.10.2017 đến 30.9.2018), số tin báo, tố giác không thụ lý theo đúng quy định của cơ quan điều tra (CQĐT) là 82/118.731 tin, chiếm tỷ lệ 0,07%. Số tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố đã giải quyết nhưng chậm gửi quyết định giải quyết cho Viện kiểm sát của CQĐT là 37/118.731 tin, chiếm 0,03%. Số tin báo, tố giác xử lý quá hạn của CQĐT là 3.360/118.731 tin, chiếm tỷ lệ 2,82%. Số lần vi phạm trong việc gửi, tống đạt, thông báo, niêm yết… các lệnh, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn của CQĐT là 33, chiếm tỷ lệ 0,01%. Tất cả các tỷ lệ đều thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ mà ĐB Nhưỡng đề cập trong chất vấn.
Bộ Công an cũng khẳng định thêm, tại phiên chất vấn, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đã cung cấp thông tin đánh giá của ủy ban, cho thấy đánh giá tình hình của ĐB Nhưỡng không chính xác.
Trước khi Bộ Công an lên tiếng chính thức, trong phiên chất vấn ngày 1.11 cũng như bên lề Quốc hội, nhiều ĐB công an đã lên tiếng về tỷ lệ này, như ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An), ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương), ĐB Nguyễn Minh Đức (TP.HCM), yêu cầu ĐB Nhưỡng xin lỗi về thông tin gây nhầm lẫn.
Trước đề nghị của một số ĐB, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã phải lên tiếng (đây là ủy ban thẩm tra các báo cáo về phòng chống tội phạm của Bộ Công an) “về 2 chỉ tiêu mà các ĐB đang có tranh luận nhau”. Theo đó, bà Nga khẳng định tỷ lệ giải quyết tin báo tố giác tội phạm đạt 87,2%, còn 2,8% mới đạt yêu cầu của Quốc hội, nhưng số tố giác tin báo quá hạn giải quyết thì Ủy ban Tư pháp “đã tính toán rất thận trọng”, cho thấy năm qua có 3.368 tin báo tố giác quá hạn, chiếm 2,8% trên tổng số. “Như vậy, chúng tôi khẳng định Ủy ban Tư pháp đánh giá số tin báo tố giác quá hạn chiếm 2,8% trên tổng số các tin báo, chứ không phải là chiếm nhiều”, bà Nga nói.
Ngược lại, ĐB Nhưỡng vẫn khẳng định tỷ lệ mình đưa ra là không sai, mà trích từ phụ lục một báo cáo đóng dấu mật.
Vũ Hân (thanhnien)Theo đó, Bộ Công an dẫn lại chất vấn của đại biểu (ĐB) Nhưỡng với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm với nội dung: “... qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%... Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong việc này”.
Theo Bộ Công an, “điều đáng nói là sau phát biểu của ĐB Lưu Bình Nhưỡng, nhiều trang mạng xã hội đã trích dẫn, bình luận, xuyên tạc về đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có cơ quan điều tra, gây dư luận không tốt”. Do đó, sự việc “rất cần được thông tin một cách đầy đủ để công luận hiểu rõ vấn đề”.
Bộ Công an cũng báo cáo lại số liệu tính trong 12 tháng báo cáo Quốc hội (từ 1.10.2017 đến 30.9.2018), số tin báo, tố giác không thụ lý theo đúng quy định của cơ quan điều tra (CQĐT) là 82/118.731 tin, chiếm tỷ lệ 0,07%. Số tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố đã giải quyết nhưng chậm gửi quyết định giải quyết cho Viện kiểm sát của CQĐT là 37/118.731 tin, chiếm 0,03%. Số tin báo, tố giác xử lý quá hạn của CQĐT là 3.360/118.731 tin, chiếm tỷ lệ 2,82%. Số lần vi phạm trong việc gửi, tống đạt, thông báo, niêm yết… các lệnh, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn của CQĐT là 33, chiếm tỷ lệ 0,01%. Tất cả các tỷ lệ đều thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ mà ĐB Nhưỡng đề cập trong chất vấn.
Bộ Công an cũng khẳng định thêm, tại phiên chất vấn, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đã cung cấp thông tin đánh giá của ủy ban, cho thấy đánh giá tình hình của ĐB Nhưỡng không chính xác.
Trước khi Bộ Công an lên tiếng chính thức, trong phiên chất vấn ngày 1/11 cũng như bên lề Quốc hội, nhiều ĐB công an đã lên tiếng về tỷ lệ này, như ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An), ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương), ĐB Nguyễn Minh Đức (TP.HCM), yêu cầu ĐB Nhưỡng xin lỗi về thông tin gây nhầm lẫn.
Trước đề nghị của một số ĐB, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã phải lên tiếng (đây là ủy ban thẩm tra các báo cáo về phòng chống tội phạm của Bộ Công an) “về 2 chỉ tiêu mà các ĐB đang có tranh luận nhau”. Theo đó, bà Nga khẳng định tỷ lệ giải quyết tin báo tố giác tội phạm đạt 87,2%, còn 2,8% mới đạt yêu cầu của Quốc hội, nhưng số tố giác tin báo quá hạn giải quyết thì Ủy ban Tư pháp “đã tính toán rất thận trọng”, cho thấy năm qua có 3.368 tin báo tố giác quá hạn, chiếm 2,8% trên tổng số. “Như vậy, chúng tôi khẳng định Ủy ban Tư pháp đánh giá số tin báo tố giác quá hạn chiếm 2,8% trên tổng số các tin báo, chứ không phải là chiếm nhiều”, bà Nga nói.
Ngược lại, ĐB Nhưỡng vẫn khẳng định tỷ lệ mình đưa ra là không sai, mà trích từ phụ lục một báo cáo đóng dấu mật.
Vũ Hân (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.