Bình ổn giá hàng hóa, không để giá "phi mã" sau Tết Nguyên đán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc quản lý, điều hành, bình ổn giá hàng hóa thị trường năm 2022 tiếp tục chủ động, linh hoạt ngay từ những tháng đầu năm 2022, nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa.

Cần các giải pháp để giá hàng hóa không
Cần các giải pháp để giá hàng hóa không "phi mã" trong năm 2022. Ảnh: Vũ Long


Áp lực tăng giá, lạm phát lớn trong năm 2022

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, áp lực lạm phát là rất lớn khi dịch COVID-19 được kiểm soát trong năm 2022, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên, lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên, nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển, chi phí logistics. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.

Hiện tại, giá nguyên liệu đầu vào đang có xu hướng tăng cao do ảnh hưởng của giá nguyên liệu thế giới. Cụ thể, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng tác động vào giá thực phẩm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở được tính trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng sẽ tăng theo giá nguyên liệu dùng trong xây dựng. Tổng cục Thống kê cũng đánh giá thêm, dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí tăng trở lại cũng tác động không nhỏ tới chỉ số giá tiêu dùng nói chung.

Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Bá Minh - Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, để giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4% như chỉ tiêu của Quốc hội và tìm cách ổn định thị trường tài chính tiền tệ, tiếp tục hạ thấp tỉ lệ lạm phát và việc kiềm chế giá hàng hóa “phi mã”, bình ổn giá phải được thực hiện ngay từ những ngày đầu năm.

Để giải quyết vấn đề này một cách căn cơ, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tiếp tục triển khai toàn diện sửa đổi hoàn thiện thể chế pháp luật về giá, trọng tâm là xây dựng Luật Giá (sửa đổi). Đồng thời, theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung; kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và chính sách xuất nhập khẩu phù hợp, kiểm soát lạm phát trong nước ngay từ những tháng đầu năm 2022. Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, tiếp tục điều hành thận trọng, phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ. Tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung.

Cảnh giác với giá hàng hóa có xu hướng tăng mạnh

Theo khảo sát của PV Lao Động, trong những ngày sát Tết Nguyên đán, giá một số mặt hàng có xu hướng tăng mạnh trở lại, đặc biệt là nhóm hàng lương thực, thực phẩm, rau xanh...

Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, trong 11 nhóm hàng hóa thì có tới 9 nhóm tăng giá trong tháng 1.2022, chỉ có 1 nhóm giảm giá và 1 nhóm ổn định. Trong đó, chỉ số giá nhóm giao thông tháng 1.2022 tăng 1,18% so với tháng trước, làm CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới.

Điều đáng nói là giá xăng dầu tăng sẽ khiến giá thành sản xuất hàng hóa tăng cao, sẽ là yếu tố tác động đến giá tiêu dùng. Đây là ngành hàng đặc biệt, cần các chính sách ổn định để từ đó ổn định giá hàng hóa, sản phẩm trong nước.


7 nội dung cần triển khai để kiểm soát giá hàng hóa

Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung một số giải pháp tăng cường quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường sau Tết Nguyên đán, trong đó tập trung vào 7 nội dung chính:

Tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt,tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung; qua đó, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung;

Theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược để kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất, cân đối cung cầu và xuất, nhập khẩu;

Bộ Công Thương chủ động nắm bắt diễn biến giá xăng, dầu thế giới, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để tính toán mức sử dụng, trích lập quỹ bình ổn giá phù hợp;   

Giám sát, thực hiện kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá. Đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn;

Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, tiếp tục điều hành thận trọng, để bảo đảm dư địa điều hành CPI cả năm;

Kiểm soát chặt chẽ mức giá và các chi phí nhập, chi phí xuất cấp, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý trực tiếp...;

Tiếp tục chú trọng thông tin, tuyên truyền về điều hành giá, nhất là các mặt hàng Nhà nước còn định giá, mặt hàng nhạy cảm đến người dân, công khai, minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.


https://laodong.vn/kinh-te/binh-on-gia-hang-hoa-khong-de-gia-phi-ma-sau-tet-nguyen-dan-1001391.ldo

Theo VŨ LONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xe máy điện VinFast Motio gây sốt giới trẻ, giá chỉ 17,9 triệu đồng

Xe máy điện VinFast Motio gây sốt giới trẻ, giá chỉ 17,9 triệu đồng

(GLO)- Trung tuần tháng 1-2025, VinFast đã bổ sung một mẫu xe điện hai bánh mới là Motio. Sự xuất hiện của Motio đã khuấy động phân khúc xe máy điện cho học sinh, sinh viên. Với thiết kế nổi bật, nhiều trang bị hữu ích, mức giá tốt, mẫu xe này hứa hẹn dễ dàng chinh phục nhóm khách hàng trẻ tuổi.

Ảnh: Internet

VinFast VF5 là xe ô tô bán chạy nhất thị trường Việt Nam năm 2024

(GLO)- Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng ô tô nhập khẩu về thị trường Việt Nam năm 2024 đạt 173.561 chiếc, trị giá 3,62 tỷ USD (tăng 45,8% về lượng và tăng 27,6% về trị giá so với năm 2023). Còn tại thị trường trong nước, VinFast VF5 là xe ô tô bán chạy nhất năm với 32.000 chiếc.